Trong quan niệm dân gian của người Việt, Ông Công ông Táo được xem là vị thần theo dõi cuộc sống của mọi người trong gia đình.
Hàng ngày, Táo quân sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ và đến cuối năm 23 tháng Chạp, ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc hoàng.
Tết ông Công, ông Táo được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
Theo những gì được ghi chép lại, ba vị thần Táo có vị trí vô cùng quan trọng, có quyền định đoạt mọi sự cát hung và phúc đức cho gia đình mà mình cai quản. Do đó, để mong cầu Thần bếp báo cáo những lời hay ý đẹp với Ngọc Hoàng thì hàng năm vào ngày này, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng Táo quân long trọng để tiễn ông Táo về trời.
Ngày nay do nhiều yếu tố khách quan như công việc, học tập nên không phải nhà nào cũng cúng Táo quân được đúng ngày mà thường sẽ cúng trước.
Vậy cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không là điều mà không ít các gia chủ thắc mắc.
lý giải về vấn đề này, theo chuyên gia Phong thủy thì tùy vào điều kiện và thời gian của mỗi gia đình mà các Táo sẽ lựa chọn ngày và giờ cúng khác nhau.
Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1-2 ngày.
Mặc dù vậy, không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo nên các Táo quân cần lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.
Nếu Táo nào lên thiên đình sớm sẽ phải chờ ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì sẽ không tham gia được. Do đó, các gia chủ không nên cúng ông Công ông Táo sau ngày 23.
** Bài viết mang tính chất tham khảo.