Tiktok hiện đang là nền tảng mạng xã hội có lượng người dùng khủng trên thế giới. Kể từ khi gia nhập vào Việt Nam, Tiktok chứng minh sức hút khi trở thành ứng dụng có mức tăng trưởng tốt nhất. Cũng từ đây, các Tiktoker xuất hiện nhiều như "nấm sau mưa".
Nếu là "fan cứng" của Tiktok, chắc chắn dân tình không còn xa lạ với hàng loạt drama trên nền tảng này. Nói đâu xa, gần đây, lùm xùm giữa các Tiktoker, Reviewer với một chuỗi cửa hàng chè có tiếng gây xôn xao dư luận. Cũng từ đó, các Tiktoker trở thành các "chiến thần review" khiến nhiều chủ cửa hàng khiếp sợ.
Trên các nền tảng mạng xã hội bất ngờ xuất hiện một số hình ảnh được cho là các chủ cửa hàng dán biển "miễn tiếp bộ 3" Tiktoker được xem là "chiến thần".
Cư dân mạng không khỏi thắc mắc, liệu hành động dán ảnh này đúng hay sai.
Giải đáp thắc mắc trên, kênh Luật Sư X nêu rõ:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, chưa có một điều khoản nào cấm chia sẻ trải nghiệm của mình sau khi sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ. Về bản chất, các Tiktoker, Reviewer cũng chỉ là những khách hàng, chỉ nêu lên cảm nhận sau khi trải nghiệm sản phẩm hay nếm thử một món ăn.
Tuy nhiên, đối với Tiktoker, Reviewer có chia sẻ những lời nói tiêu cực, sai thông tin sự thật về quán thì lúc này, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm:
a, Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117,155,156 và 326 của Bộ luật này;
b, Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó
c, Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm:
a, Có tổ chức
b, Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông
c, Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên
...
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 - 200.000.000 đồng, hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề nhất định tới 5 năm.
Đối với trường hợp chủ quán dán ảnh của Tiktoker, Reviewer ở ngoài cửa thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền nhân thân, căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 (cá các nhân có quyền nhân thân với hình ảnh của mình).
Các chủ quán có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sua:
Đối với hành vi sử dụng hình ảnh mà chưa xin phép, phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp hành vi phạm tội có các tình tiết tăng nặng như phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên, lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần của hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%... thì bị phạt từ 03 tháng đến 02 năm và ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhật định từ 01 đến 05 năm.
>>> XEM THÊM: Wendy Phạm lần đầu làm điều đặc biệt sau khi Phi Nhung qua đời, khán giả hạnh phúc trước cuộc sống hiện tại
Ảnh: Tổng hợp