Theo quan niệm dân gian, thần Tài là vị thần phù trợ cho tài lộc thường được các gia đình thờ cúng để cầu xin một năm làm ăn phát đạt.
Khác với bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thần Tài thường được đặt dưới đất, ở một góc nhà, thường là ở ngay cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc.
Tránh đặt bàn thờ ở những góc khuất, ít người qua lại vì như thế sẽ không đón được tiền bạc vào nhà. Bàn thờ nên đặt ở những nơi sáng sủa, có đủ ánh sáng tự nhiên, còn nếu góc đặt hơi tối thì gia chủ có thể thắp thêm đèn.
Ngoài ra, phía sau bàn thờ phải có chỗ dựa vững chắc thì mới tụ được tài, kiêng kị đặt bàn thờ ở gần nhà vệ sinh, nhà bếp hay đặt cạnh thùng rác, trước gương… để tránh bị ô uế.
Bàn thờ cũng nên đặt ở những vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. 2 địa điểm có thể lựa chọn để đặt bàn thờ là các cung Thiên Lộc và Quý Nhân.
2 cung này sẽ giúp gia đình làm ăn phát tài phát lộc, gia đạo Bình An, người làm kinh doanh có đầu óc minh mẫn, biết nắm bắt cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Trong 2 cung kể trên thì cung Thiên Lộc được coi là tốt nhất.
Cung Thiên lộc nằm ở hướng Đông Nam, mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng. Đặt bàn thờ nằm trong cung này sẽ khiến cho gia chủ cơ địa tốt tươi, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát.
Cung Quý nhân nằm ở hướng Tây Bắc. Đặt bàn thờ ở hướng này, chủ cửa hàng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn, có nhiều khách hàng thân thiết và nhiều người giúp đỡ, gặp dữ hóa lành.
Cách sắp xếp bàn thờ thần Tài theo chuyên gia phong thuỷ tư vấn:
1: Ngai đặt vào trong cùng.
2: Đặt ông địa bên phải, ông thần tài vào bên trái.
3: Đặt bát hương vào chính giữa ban thờ, trên bát hương có mặt nguyệt, xoay mặt nguyệt hướng ra ngoài.
4: Hũ gạo, hủ muối, nậm rượu: Chúng ta cho gạo vào hũ này thì thông thường trong trong khoảng 2 tháng đến 3 tháng thì chúng ta sẽ thay. Khi thay chúng ta sẽ lấy một nửa, để lại một nửa rồi chúng ta để gạo mới vào (cũ để trên, mới để dưới).
Còn gạo lấy ra chúng ta bỏ vào bếp chúng ta dùng nấu ăn, đó là lộc chứ đừng rắc ra đường, cũng đừng có để mối mọt. Cứ 1, 2 tuần thì kiểm tra. Nếu bị mối mọt, chúng ta phải bỏ ra 2 bình này. Gạo bên phải ban thờ, muối ở bên trái ban thờ.
Có thể thay thế thành 2 bình: 1 bình nước và 1 bình rượu. Sau khi đặt gạo và muối thì đến cái nậm đựng rượu ( thường là bình dạng hồ lô), nếu 2 hũ đựng rượu thì hũ này đựng nước. Cái nậm nước được để sang một bên.
5: Đặt một cái khây hoa quả hoặc cái đĩa không được vượt quá cái mặt nguyệt bát hương. Nếu không chúng ta phải mua cái đôn để đôn cái bát hương để bát hương cao lên rồi để cái khay hoa quả lên.
6: Khay 3 hoặc 5 chóe thí thực hằng ngày: Đặt ở phía đằng trước ban thờ. Thông thường các khay này có chiều cong, về mặt thẩm mỹ như thế sẽ đẹp hơn, về mặt phong thủy đặt ở các khay phía trước gọi là Minh Đường Tụ Thủy rất là tốt.
Nếu trường hợp 3 chén: 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước (từ phải sang trái).
7: Lọ hoa: Để lọ hoa về phía bên trái ban thờ thần tài ông địa theo nguyên tắc: Cái gì cao, sặc sỡ thì đặt sang bên trái cái gì thấp, tĩnh để bên phải. Có thể để trên bàn thờ hoặc phía dưới cũng được.
8: Ống cắm hương có thể đặt phía dưới đất, bên phải.
9: Trên bàn thờ nhà có kinh doanh buôn bán có thể sử dụng thêm các linh vật để tăng thêm tài lộc hoặc trấn sát.
Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm