Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc nên khá gần gũi với hậu thế. Có rất nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh thường lấy triều đại này làm bối cảnh, chẳng hạn như Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, Hậu Cung Như Ý Truyện, Diên Hi Công Lược... Khi xem phim, khán giả có thể phát hiện trang phục của phi tần trong cung nhà Thanh khác với phi tần các triều đại khác, đặc biệt là chiếc khăn trắng quanh cổ. Đằng sau chúng là những thông tin rất đặc biệt.
Chiếc khăn vài trắng này là vật trang trí độc đáo của phụ nữ thời nhà Thanh, có tên gọi mỹ miều là "long hoa". Long hoa tượng trưng cho địa vị của các phi tần trong hậu cung, đồng thời cũng dùng để phân biệt thân phận của họ. Những người không có địa vị sẽ mặc long hoa không có hoa văn, tức là một chiếc khăn lụa màu trắng trơn. Ngược lại, những phi tần có địa vị sẽ sử dụng long hoa thêu hoa văn khác nhau.
Về phần hoa văn trên long hoa được chi làm nhiều cấp độ, nhìn vào có thể thấy được cấp bậc và địa vị của người mặc. Phi tần bình thường thì thêu một ít hoa cỏ, hoàng hậu muốn thêu gì tùy ý. Thông thường, long hoa của hoàng hậu sẽ thêu hoa mẫu đơn. Long hoa của thái hậu càng lộng lẫy, thường thêu những chữ tốt lành như "phúc" và "thọ".
Ngoài việc làm đẹp, mục đích chính của long hoa là để hoàng đế phân biệt được thân phận, địa vị của các mỹ nhân trong hậu cung. Dù sao thì hoàng đế cũng có 3.000 mỹ nữ, một mình ngài không thể nhớ hết được và long hoa ra đời để giúp xác định danh tính phi tần.
Chính vì hậu cung có quá nhiều người đẹp, nhan sắc không chênh lệch quá nhiều, hoàng đế lại bận quốc sự nên khó mà ghi nhớ hết từng người đẹp. Lúc này, long hoa sẽ phát huy tác dụng của mình. Long hoa ra đời để giúp hoàng đế ghi nhớ được hậu cung của mình nên nó khiến hậu thế xấu hổ thay mỗi khi nhắc đến.