Theo nghiên cứu của các học giả, Ấn Độ giáo - một trong những tín ngưỡng chính trong thế giới hiện đại với khoảng một tỷ tín đồ là tôn giáo lâu đời nhất thế giới. Ấn Độ giáo sở hữu đầy đủ các tài liệu về kinh thánh có niên đại lên đến 3.000 năm. Những câu chuyện truyền miệng đã hình thành nên Mahabharata ước tính có niên đại khoảng 850 năm trước Công nguyên, mặc dù hình thức viết bằng tiếng Phạn có sớm hơn khoảng 400 năm.
Tuy nhiên, Zoroastrianis -, tôn giáo tiền Hồi giáo chính phổ biến ở Iran, dựa trên những tác phẩm truyền miệng bằng tiếng Phạn và sau đó là văn bản viết trên sách. Người sáng lập Zarathushtra đã viết ra những bài thánh ca có trước cả văn học tiếng Phạn, điều này khiến người ta có thể khẳng định rằng đạo Zoroastrian có lâu đời hơn đạo Hindu (Ấn Độ giáo).
Đạo Do Thái cũng có từ rất xa xưa, với truyền thống truyền miệng gần 4.000 năm tuổi, thậm chí các tài liệu về Đạo Do Thái có thể lâu đời hơn các văn bản tiếng Phạn và Avestan của Ấn Độ giáo và Zoroastrianism. Điển hình là Ngũ Kinh (năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh) có một số yếu tố được viết ra được cho là có nguồn gốc từ giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
Câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi "Đâu là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới?" phụ thuộc phần lớn vào ý nghĩa của thuật ngữ tôn giáo và sự phát triển của nó: Truyền miệng hay lưu trữ bút tích? Bút tích được lưu truyền có thể được xác định chính xác ngày tháng? Sự thay đổi / biến tướng thời điểm hiện tại so với khi mới thành lập?
Đạo Do Thái, Ấn Độ giáo và Zoroastrianism ngày nay đã có những khác biệt nhất định so với các nghi thức cổ xưa nhất của chúng, cũng như các tôn giáo thế giới mới hơn như Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Do đó, không thể xác định được tôn giáo nào xuất hiện đầu tiên, chỉ có thể khẳng định được rằng hầu hết các tôn giáo trên thế giới mà chúng ta biết ngày nay đều có nguồn gốc từ hàng nghìn năm tuổi.