Tin mới

Đâu mới là vấn đề lớn trong quan hệ Trung – Nhật?

Thứ bảy, 17/01/2015, 10:29 (GMT+7)

Khuynh hướng cánh hữu của chính quyền Nhật Bản chứ không phải Điếu Ngư là điểm kẹt lớn với Trung Quốc trong mối quan hệ với Nhật Bản, tờ Duowei News, một ấn phẩm của người Hoa ở hải ngoại đưa tin.

Khuynh hướng cánh hữu của chính quyền Nhật Bản chứ không phải Điếu Ngư là điểm kẹt lớn với Trung Quốc trong mối quan hệ với Nhật Bản, tờ Duowei News, một ấn phẩm của người Hoa ở hải ngoại đưa tin.

 

Từ năm 2012 trở đi, viễn cảnh về cuộc xung đột Trung-Nhật ở biển Hoa Đông đã được truyền thông cả 2 nước tập trung, biến vấn đề này trở thành một phần trên trường ngoại giao. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng căng thẳng đã được xoa dịu, có nghĩa là rất nhiều tuyên bố kịch tính mà truyền thông nói về tranh chấp đã bị bỏ ngoài tai, đặc biệt là những tin tức về ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm 2015 là con át chủ bài so với những năm trước đó.

Trong những năm trước, chỉ cần Tokyo chi 44,3 triệu USD cho chi tiêu quốc phòng là có thể khiến Bắc Kinh phẫn nộ nhưng nay thì có lẽ là không. Khi càng ngày càng có nhiều tàu chiến và máy bay của Trung Quốc tuần tra Biển Đông, biển Hoa Đông và Điếu Ngư thì Trung Quốc càng có ít ưu thế trước mắt hơn. Điều này nghĩa là những tin tức về ngân sách quốc phòng của Nhật Bản và chuyện tăng cường phòng thủ trên quần đảo Ryukyu sẽ càng ít bị Bắc Kinh đeo bám hơn.

Việc đầu tư vào quốc phòng thậm chí còn không vượt quá 1% GDP và chỉ bao gồm các vấn đề cơ bản. Nhiều phương tiện truyền thông, trong đó có cả tờ Tokyo Shimbun đã đưa tin việc điều chỉnh ngân sách là để mua máy bay Bell Boeing V-22 Osprey, xe tăng lội nước và chiến đấu cơ Lockheed Martin F-35 Linghning II.

Sự hồi sinh của phái cánh hữu ở Nhật Bản mới là mối quan tâm lớn của Trung Quốc. Chính quyền Nhật Bản đã công khai tuyên bố việc tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni không phải là trở ngại chính trị cho mối quan hệ Trung-Nhật và bộ giáo dục đã chấp nhận để nhà xuất bản sách giáo khoa Suken Shuppan tại Tokyo loại bỏ hoặc giảm bớt những dẫn chứng tham khảo về “phụ nữ thoải mái” – gái mại dâm thời thế chiến II – trong các cuốn sách nghiên cứu xã hội của mình. Chỉ khi nhìn vào mối quan hệ với các sự cố sau này mới là nguyên nhân dấy lên hồi chuông cảnh báo về cách hàng xử của Nhật Bản tại Điếu Ngư/Senkaku. Đó là việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có ý định sửa đổi Hiến pháp và hướng Nhật Bản về khuynh hướng cánh hữu.

Chi phí liên quan đến việc bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản và chống lại một cuộc tấn công đổ bộ lên quần đảo Điếu Ngư chỉ là một phần nhỏ trong ngân sách do bộ Quốc phòng công khai. Ngoài kế hoạch mua 6 chiến đấu cơ F-35 từ Mỹ, Nhật Bản còn lên kế hoạch mua 30 máy bay tuần tra hàng hải P-1 từ xí nghiệp máy bay quân sự nội địa Kawasaki. Số máy bay nội địa trên sẽ tốn gấp 3 lần so với các chiến đấu cơ F-35. Việc phòng thủ hòn đảo mờ nhạt so với các khoản tiền lớn liên quan đến mua bán vũ khí.

Một chiến đấu cơ F-35

Khi giải thích về động thái của chính phủ Nhật Bản, 2 hãng truyền thông lớn của nước này là tờ Yomiuri Shimbun và Asahi Shimbun đều chỉ đưa ra những ám chỉ mập mờ về việc phòng vệ của quần đảo Ryukyu mà không giải thích gì thêm. Mặc dù tờ Shimbun Akahata, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản và tuần báo Shukan Kinyoubi của bên cánh tả đã “làm ầm” lên về con số chi cho quốc phòng, họ cũng chỉ tập trung nhiều hơn vào việc báo cáo Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã bắt đầu trông giống một quân đoàn hải quân. Khi nói về những con số chính xác của ngân sách, họ cũng chỉ đưa ra con số tham khảo là 5 máy bay V-22 VTOL, 30 phương tiện tấn công đổ bộ và 6 chiến đấu cơ F-35 cùng một vài tàu Aegis, máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản dường như đã phóng đại mối đe dọa của những vụ mua bán thiết bị, tuyên bố rằng Trung Quốc đã có 1 trạm radar ở đảo Nanji, tỉnh Chiết Giang và đưa ra dự đoán rằng việc đầu tư mua vũ khí của Nhật sẽ tác động lớn đến việc giải quyết tranh chấp giữa 2 nước.

Nhiều phương tiện truyền thông Nhật Bản dựa trên những câu chuyện về căng thẳng ở biển Hoa Đông từ một số nguồn tin quân đội Trung Quốc, hầu hết đều lo ngại về việc đóng tàu, sản xuất máy bay tại khu vực và tiềm ẩn leo thang xung đột. Trung Quốc đã tổ chức một vài cuộc tập trận hải quân ở gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư trong thời gian gần đây, triển khai một tàu quân sự cách quần đảo này 90 hải lý để giám sát 24/24 giờ nhưng đây vẫn không là gì so với 100 cuộc tập trận mà Nhật Bản tổ chức tại vùng biển gần quần đảo vào năm 2014.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở gần Đài Loan hơn so với Nhật Bản. Theo nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, nước này sẽ dành ra 180 triệu USD để bảo vệ quần đảo. Hiện tại, nó mới chỉ được đơn vị Quan trắc Bờ biển thứ 303 thuộc Lực lượng Tự vệ Mặt đất Nhật Bản bảo vệ.

Có vẻ như không có nguy cơ xung đột trong tương lai gần. Tuy nhiên, với những vụ việc xảy ra gần đây, trong đó có cuộc gặp khẩn cấp được tổ chức tại Đại sứ quán Nhật Bản vào ngày 13/1 để nới lỏng sự hạn chế các công dân Trung Quốc tới thăm Nhật Bản thì có vẻ quan hệ giữa 2 nước đang ấm dần. Điều này ảnh hưởng bởi các xu hướng cánh hữu của chính quyền Nhật Bản. Nhưng cho dù như vậy, việc nổ ra chiến tranh cũng khó xảy ra khi mà quân đội Mỹ vẫn còn đóng quân trên lãnh thổ Nhật Bản.

Bảo Linh (tin tức Wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news