Tin mới

Đeo khẩu trang ngăn Covid-19 hiệu quả gấp 10.000 lần không đeo

Thứ ba, 18/08/2020, 11:14 (GMT+7)

Các nhà khoa học tuyên bố khi ho hoặc hắt hơi mà không che mặt khiến người xung quanh tiếp xúc với các lượng giọt hô hấp nhiều hơn ít nhất là 10.000 lần. Những giọt hô hấp được cho là động lực chính làm lây truyền Covid-19.

Các học giả đã tiến hành một số thí nghiệm với người thật và ma-nơ-canh có kích thước như thật được kết nối với một máy mô phỏng hành động ho và nói. Họ so sánh số lượng giọt rơi trên bề mặt trước một người ho và nói khi đeo và không đeo khẩu trang. Phát hiện cho thấy một người đứng trước người ho không đeo khẩu trang khoảng 2m đã tiếp xúc với lượng giọt nhiều hơn 10.000 lần so với đứng cách người ho đeo khẩu trang chỉ 50 cm.

Theo các nghiên cứu, "không có một giọt hô hấp" nào bị văng ra từ những tình nguyện viên đeo khẩu trang phẫu thuật. Họ cho biết ngay cả một loại khẩu trang vải cotton bình thường cũng "cực kỳ hiệu quả".

Khoa học ủng hộ việc đeo khẩu trang chống Covid-19 cho đến nay vẫn còn yếu. Nhưng một số nghiên cứu gần đây đã ủng hộ việc sử dụng chúng.

Ho hoặc hắt hơi mà không đeo khẩu trang khiến người đứng gần phơi nhiễm với các giọt hô hấp cao gấp 10.000 lần. Ảnh: Getty

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Ignazio Maria Viola đến từ ĐH Edinburgh nói: "Chúng tôi biết khẩu trang làm từ các vật liệu khác nhau có hiệu quả khác nhau trong việc lọc các giọt nhỏ. Tuy nhiên, khi chúng tôi xem xét cụ thể những giọt lớn hơn, được cho là nguy hiểm nhất, chúng tôi phát hiện ra ngay cả một chiếc khẩu trang cotton một lớp tự làm đơn giản nhất cũng có hiệu quả cực kỳ lớn. Vì vậy, đeo khẩu trang thực sự có thể tạo ra sự khác biệt".

Các nhà khoa học tại trường Edinburgh đã so sánh số giọt đáp xuống bề mặt phía trước một người đang ho và nói. Trong thí nghiệm đầu tiên sử dụng ma-nơ-canh, không khí có chứa chất lỏng huỳnh quang để làm nổi những giọt được bắn ra từ miệng. Nhóm nghiên cứu đã định lượng số lượng các giọt di chuyển trong không khí bằng cách sử dụng ánh sáng laser và tia UV. Họ cũng đánh giá số lượng các giọt rơi xuống bàn ở khoảng cách 2m. Mặc dù họ cố gắng làm cho nó giống như thật, nhưng các nghiên cứu về đồ vật này không hữu ích bằng việc sử dụng người thật, nhóm thừa nhận.

Trong thí nghiệm thứ 2, 6 tình nguyện viên được giao nhiệm vụ ho và nói trong vài phút, lúc đeo và không đeo khẩu trang. Các giọt hô hấp của họ được hứng trên một ván trượt đặt cách miệng 5 cm và được phân tích dưới kính hiển vi.

Trong cả nghiên cứu với ma-nơ-canh và người thật, khẩu trang đã giảm giảm số lượng các giọt phóng ra đến hơn 1.000 lần. Một cái ho có thể di chuyển danh với vận tốc 80 km/h và trung bình tống ra gần 3.000 giọt. Nhưng một cái hắt hơi có thể tạo ra tới 100.000 hạt.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng một người đứng cách người đang ho 2m mà không đeo khẩu trang sẽ tiếp xúc với các giọt hô hấp cao gấp 10.000 lần so với đứng cách người đang ho nửa mét nhưng đeo khẩu trang một lớp đơn giản.

Khi ma-nơ-canh đeo bất cứ loại khẩu trang nào, có chưa đầy 1.000 hạt thoát ra ngoài môi trường.

>> Ngoại trưởng Malaysia bị bắt quả tang vừa đeo khẩu trang, vừa hút trộm vape

Ngược lại với các bài thí nghiệm trên ma-nơ-canh, có sự khác biệt rất lớn về số lượng giọt do người không đeo mặt nạ phóng ra. "Tuy nhiên, đối với tất cả các đối tượng, chúng tôi không tìm thấy một giọt nào" khi đeo khẩu trang.

Các nhà khoa học tuyên bố "Có khoảng 10-1.000 hạt đo được từ người nói và ho mà không đeo khẩu trang, 0 có hạt nào khi sử dụng khẩu trang phẫu thuật".

Giáo sư Paul Digard đến từ Viện Roslin thuộc ĐH Edinburgh nói: "Thông điệp đơn giản từ nghiên cứu của chúng tôi là khẩu trang có tác dụng. Đeo khẩu trang sẽ giảm khả năng ai đó vô tình nhiễm virus".

Theo các nhà khoa học, kết quả của họ ngược lại với nghiên cứu trước đó cho rằng khẩu trang ít hiệu quả. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đo các giọt nhỏ hơn (gọi là aerrosol). Chúng có thể tồn tại trong không khí nhiều giờ và không bị rơi ngay.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news