Quả dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, những người sau đây không nên ăn dứa kẻo phản tác dụng:
- Phụ nữ mang thai: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quả dứa có chứa chất bromelain tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là dứa xanh chứa tỉ lệ chất bromelain rất cao. Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu ăn nhiều dứa rất dễ gây sảy thai.
- Bệnh nhân tiểu đường. Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
- Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn dứa. Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
- Người bị viêm phế quản: Quả dứa có loại glucoside tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Vì vậy, những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn dứa để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Những tác dụng tuyệt vời của dứa:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả dứa có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, từ đó ngăn một số bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp, chống viêm tốt.
- Làm dịu cơn ho
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ tim
- Nâng cao sức khỏe xương khớp
- Chống lão hóa da
Cách chọn dứa ngon ngọt
- Trái dứa vàng đều thì độ ngọt càng cao. Ngoài ra, phần ngọn dứa có màu càng tươi xanh chứng tỏ dứa càng tươi ngon, còn nếu những trái dứa quá chín phần ngọn sẽ bị khô hoặc ngả sang màu nâu.
- Dứa có hình tròn bầu, ngắn quả sẽ có nhiều thịt hơn so với những quả dáng ống dài.
- Những trái dứa ngon, tươi sẽ không quá cứng cũng quá mềm, nhấn ngón tay vào sẽ không có cảm giác bị lõm vào.
- Mắt dứa càng lớn, càng thưa sẽ càng tốt. Bởi sau khi gọt bỏ phần mắt bạn sẽ có được phần thịt dứa dày và mắt dứa lớn, thưa chứng tỏ dứa già và chín tự nhiên chứ không ngâm thuốc.