Tin mới

Dùng drone quan sát miệng núi lửa vừa tàn phá Hawaii, chuyên gia phát hiện điều đáng sợ!

Thứ bảy, 16/06/2018, 09:22 (GMT+7)

Sau những ngày tàn phá toàn bộ hòn đảo Hawaii, tưởng chừng ngọn núi lửa Kilauea đã nguội đi sau cơn "nóng giân", thế nhưng mối nguy hiểm vẫn còn hiện hữu.

Sau những ngày tàn phá toàn bộ hòn đảo Hawaii, tưởng chừng ngọn núi lửa Kilauea đã nguội đi sau cơn "nóng giân", thế nhưng mối nguy hiểm vẫn còn hiện hữu.

Sau những ngày phun trào mạnh mẽ và tàn phá hòn đảo Hawaii của Kilauea, thiệt hại mà đợt phun trào này gây ra là vô cùng lớn đối với người dân nơi đây, có vẻ như ngọn núi đang hoạt động chậm đi và bình lặng dần, không còn sôi nổi như tuần trước.

Dùng drone quan sát miệng núi lửa vừa tàn phá Hawaii, chuyên gia phát hiện điều đáng sợ! - Ảnh 1.

Miệng núi lửa Kilauea. Ảnh: USGS

Dùng drone quan sát miệng núi lửa vừa tàn phá Hawaii, chuyên gia phát hiện điều đáng sợ! - Ảnh 2.

Vùng màu vàng là khu vực đã bị sụt lún. Ảnh: USGS

Thế nhưng, đoạn phim mới đây do các nhà khoa học ghi hình được trên một drone (thiết bị không người lái) lại cho thấy một điều đáng sợ khác đang diễn ra trên miệng núi lửa Kilauea vẫn đang tiếp tục trào khí gas và tro bụi.

Trong một nhiệm vụ dẫn đầu bởi Cục Khảo sát Địa chất USGS và Office of Aviation Services vào hôm thứ năm nhằm điều tra hoạt động tại miệng phun Halema’uma’u của Kilauea, các nhà nghiên cứu nhận thấy hoạt động của nó vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Xem video:

Góc nhìn miệng núi lửa Kilauea từ trên cao thông qua drone. Nguồn: USGS

Đoạn phim quay được vào ngày 13/6 cho thấy phần tường bao quanh miệng núi lửa đang dần sụp xuống về phía trung tâm, với phần sâu nhất của miệng núi lửa Halema‘uma‘u là khoảng 300 m và vẫn đang tiếp tục lún sâu hơn.

Dùng drone quan sát miệng núi lửa vừa tàn phá Hawaii, chuyên gia phát hiện điều đáng sợ! - Ảnh 4.

Hiện tượng sụt lún vẫn đang diễn ra ở miệng hố. Ảnh: USGS

Dùng drone quan sát miệng núi lửa vừa tàn phá Hawaii, chuyên gia phát hiện điều đáng sợ! - Ảnh 5.

Miệng phun Halema‘uma‘u đã mở rộng một cách rõ rệt do sụt lún quanh thành miệng hố. Ảnh: USGS

"Phần bề mặt phẳng của đáy miệng phun Halema‘uma‘u đã lún xuống ít nhất 100 m chỉ trong vài tuần trước đó, phần sâu nhất của nó giờ đây là khoảng 300m". USGS giải thích trên trang Facebook vào hôm thứ 4.

Hoạt động ở Vùng Nứt phía Đông (East Rift Zone) thấp hơn của Leilani Estates cũng góp phần tác động tới quá trình hoạt động trên miệng núi lửa. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy dung nham tiếp tục phun ra cao tới 53 m ở khe nứt số 8 (Fissure 8) và chảy ra vịnh Kapoho.

Dùng drone quan sát miệng núi lửa vừa tàn phá Hawaii, chuyên gia phát hiện điều đáng sợ! - Ảnh 6.

Sự sụt lún có thể sẽ khiến miệng hố mở rộng hơn. Ảnh: USGS

Dùng drone quan sát miệng núi lửa vừa tàn phá Hawaii, chuyên gia phát hiện điều đáng sợ! - Ảnh 7.

Chỉ tính riêng khe nứt số 8 cũng đã tống ra 100 m3 dung nham mỗi giây. Ảnh: USGS

Việc sụt lún xảy ra trên miệng núi lửa có thể làm tăng kích thước miệng núi, theo các nhà khoa học, chỉ tính riêng khe nứt số 8 cũng đã tống ra 100 m3 dung nham mỗi giây (tương đương thể tích mà 12 xe ben chở qua mỗi giây).

Còn trên tổng thể, theo ước tính của USGS thì vụ phun trào tuần trước có tới 113,5 triệu m3 dung nham phun ra kể từ mùng 3/5:

"Lượng dung nham này đủ để làm đầy 45.400 bể bơi tiêu chuẩn Olympic, bap phủ toàn bộ đảo Manhattan với độ dày gần 2 m và phải mất trung bình 11,3 triệu xe ben mới chở hết".

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục theo dõi những diễn biến mới nhất của hoạt động trên miệng núi lửa để tiếp tục đưa ra những cảnh báo kịp thời cho người dân sơ tán, và nếu nó tiếp tục hoạt động trở lại, những con số trên sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, USGS

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news