Tin mới

Giải mã những loài vật bị đứt lìa đầu vẫn còn sống

Thứ hai, 10/08/2015, 10:13 (GMT+7)

Gián, gà, rắn là một trong ba loại động vật kì dị có thể sống thêm một thời gian ngắn khi bị chặt lìa đầu. Trong đó đầu của các con rắn có thể sống thêm tới khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi bị đứt lìa khỏi cổ.

Gián, gà, rắn là một trong ba loại động vật kì dị có thể sống thêm một thời gian ngắn khi bị chặt lìa đầu. Trong đó đầu của các con rắn có thể sống thêm tới khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi bị đứt lìa khỏi cổ.

[mecloud]oMuuWRsONu[/mecloud]

Dưới đây là lý giải khoa học về  10 loài vật bị đứt lìa đầu vẫn còn sống:

Gián

Gián là loài động vậ không dùng bộ não trong đầu, chúng đã có sẵn các hệ thống dự phòng là những hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể. Vì vậy gián vẫn có thể sống thêm một thời gian khi bị đứt lìa đầu.

Anh nông dân Lloyd Olsen sống tại Fruita, Colorado, Mỹ đã bắt một chú gà trống tên Mike, sau đó anh cắt phăng đầu nó. Ban đầu Mike chỉ phản ứng dữ dội trong vài phút rồi lại đi lại, rỉa lông rỉa cánh như không có chuyện gì xảy ra.

Thật ngạc nhiên khi Mike không những không chết mà còn sống thọ thêm 18 tháng nữa. Olsen quyết định đưa Mike đến trường Đại Học Utah ở thành phố Salt Lake City để nghiên cứu nguyên nhân. Anh trở nên nổi tiếng và chú gà không đầu thậm chí còn được mời chụp hình cho các tạp chí lớn rồi bắt đầu chuyến lưu diễn với cái đầu gà giả đựng trong lọ thủy tinh (vì chiếc đầu thật của Mike đã bị bị mèo ăn mất từ lâu).

Vỏ lọ thuốc nhỏ mắt được Olsen dùng để cho Mike uống sữa, thức ăn và nước thông qua thực quản, một ít sỏi cũng được cho vào cổ họng Mike để giúp bầu diều nghiền nát thức ăn.

Nhờ chú gà trống không đầu anh nông dân kiếm được 56.000 USD mỗi tháng (khoảng hơn một tỉ đồng).

Rắn

Đầu của các con rắn có thể sống thêm tới khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi bị đứt lìa khỏi cổ. Trong khoảng thời gian này, những chiếc đầu này vẫn có gây ra một số tổn thương nghiêm trọng. Cả phản xạ cắn và tiêm nọc độc từ răng nanh của chiếc đầu đứt lìa vẫn còn đủ mạnh để gây tử vong cho nạn nhân.

Giun dẹp

Ngoài ra, còn có các loại sinh vật không xương sống như giun dẹp, không bị ảnh hưởng gì trước việc mất đầu. Hầu hết các loài giun dẹp đều có khả năng tái mọc một chiếc đầu mới.

Bọ ngựa

Bọ ngựa thường bị bạn tình ăn thịt sau khi giao phối, nhưng việc bị mất đầu không tác động bất lợi đến khả năng thụ tinh cho cá thể cái của chúng, kể cả trong trường hợp, đầu của chúng bị bạn tình ngốn ngấu trước đó.

Bạch tuộc

Trong thực tế, mỗi xúc tu của bạch tuộc chứa đầy các tế bào thần kinh, cho phép chúng tiếp tục phản ứng trước những kích thích ngay cả sau khi bị đứt lìa với phần đầu não.

Ruồi

Do sở hữu "bộ não phụ" ở ngực và các tế bào nhạy sáng khắp cơ thể nên các cá thể cái của một số loài ruồi vẫn có thể bay, đậu và bò đi đây đó thêm nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau khi bị cắt đứt đầu. Các con đầu cũng không bị vẻ ngoài dị dạng của bạn tình mà ngưng giao phối, đồng nghĩa với việc các con ruồi cái mất đầu vẫn có khả năng làm "chuyện ấy" như bình thường.

Ếch

Với hệ thần kinh không phụ thuộc hoàn toàn vào bộ não và phản xạ vô điều kiện mạnh mẽ, ếch bị chặt đứt đầu vẫn có các phản ứng co cơ, giúp chúng bật nhảy, thậm chí bơi dưới nước, chừng nào chưa bị chết đói. Ngay cả các chân ếch bị đứt lìa vẫn co giật như sống nếu được cho tiếp xúc với một nhúm muối, do natri gây ra một chuỗi phản ứng dẫn đến co rút cơ.

Kỳ nhông

Các loài kỳ nhông nước đặc biệt nổi tiếng về khả năng mọc thay thế các chân, cột sống và phổi. Ngay cả các tình huống dẫn đến sự phá hủy chất xám cũng không phải là vấn đề khó vượt qua với chúng, vì các sinh vật này cũng có thể tái tạo được nó. 

Dã Quỳ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news