(Tinmoi.vn) Giàn khoan Hải Nam 09 có thể được xem là một trong những mũi tiến công của cuộc “hành quân xâm lược mềm” mà Trung Quốc đã bố trí trong một trận đồ được tính toán kỹ càng từ trước : giàn khoan Hải Dương 981; đường băng Gạc ma; giàn khoan Hải Nam 09…theo chiến thuật tác chiến cổ truyền “dương Đông, kích Tây”…
Theo thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc, Trung Quốc ra thông báo giàn khoan Nan Hai Jiu Hao (Nam Hải số 9) từ ngày 18 tới ngày 20-6 sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 170 38’ vĩ Bắc, 1100 12’ 3’’ kinh Đông tới vị trí có tọa độ 170 14’ 6’’ vĩ Bắc, 1090 31’ kinh Đông trên Biển Đông. Đây là giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc kéo xuống Biển Đông. Hiên tại giàn khoan này được xác định là đang hoạt đông tại khu vực biển nằm ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, trong phạm vi vùng biển chồng lấn tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo ngày tháng 6 năm 2014, người phát nhôn Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt nam đã lên án hoạt đông phi pháp của giàn khoan này và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng thỏa thuận về việc đàm phán phân định vùng chồng lấn ngoài cửa vịnh Bắc Bộ giữa 2 nước.
Trong bối cảnh hiện nay, việc giàn khoan Hải Nam 09 được kéo xuống hạ đặt tại khu vực biển nói trên cho thấy:
Giàn khoan Nam Hải 09 xuống Biển Đông đã bôc lộ rõ quyết tâm chiến lược của Trung Quốc trong việc triển khai trên thực tế âm mưu đôc chiếm Biển Đông không chỉ về địa- chiến lược, địa- chính trị, địa-quân sự như trước đây họ đã từng thực hiện mà, trong bối cảnh hiện nay, chủ yếu là nhằm vào yếu tố đia- kinh tế. Đó mới là nội hàm chủ yếu của mưu đồ độc chiếm Biển Đông với 3 mục tiêu cốt lõi: tranh giành nguồn tài nguyên dầu khí, không chế tuyến đường hàng hải, vơ vét tài nguyên sinh vật. Đạt được 3 mục tiêu nay, Trung Quốc mới có thể thực hiện được giấc mơ Trung Hoa.
Giàn khoan Hải Nam 09 được đưa vào hoạt động trong vùng biển chồng lấn mà 2 bên đang đàm phán phân định là một kiểu hành xử vi pham luật pháp và thực tiễn quốc tế, dặc biệt là Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982 mà TQ là một thành viên; bất chấp những thỏa thuận, cam kết song phương đã đạt được trong quan hệ giữa 2 nước; không tôn trọng DOC và những cam kết chính trị giữa TQ và ASEAN…Điều này là cực kỳ nghiêm trọng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đe dọa đến hòa bình, ổn định trong khu vưc, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải quốc tế…
TS Trần Công Trục
Giàn khoan Hải Nam 09 có thể được xem là một trong những mũi tiến công của cuộc “hành quân xâm lược mềm” mà Trung Quốc đã bố trí trong một trận đồ được tính toán kỹ càng từ trước : giàn khoan Hải Dương 981; đường băng Gạc ma; giàn khoan Hải Nam 09…theo chiến thuật tác chiến cổ truyền “dương Đông, kích Tây”…
Cần lưu ý rằng, những vị trí nói trên đã được tính toán khá kỹ càng. Có thể nói rằng đó là những mũi tên được phóng ra nhằm vào nhiều mục tiêu cùng lúc; là những cái bẫy được giăng ra nếu không cảnh giác sẽ dễ bị mắc phải, cực kỳ nguy hiểm: bẫy pháp lý, bẫy quân sự, chính trị, kinh tế….
Những động thái này, nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đưa thêm các giàn khoan khác nữa xuống Biển Đông, chứ không thể nói rằng giàn khoan Hải Nam 09 sẽ thay thế cho giàn khoan Hải Dương 981. Khả năng các giàn khoan này trước mắt là hoạt động ở khu vực biển nằm gần quần đảo Hoàng Sa có liên quan trực tiếp chỉ với Việt Nam. Đó cũng là sách lược chia để trị, bẻ từng chiếc đũa trong bó đũa mà TQ vẫn áp dụng trên phương diện chính trị ngoại giao…
Điều đáng lưu ý, cũng trong thời gian này TQ lại xuất bản “bản đồ TQ theo chiều dọc” thể hiên đường biên giới biển “lưỡi bò” liên hoàn với phần lục địa Trung Quốc. Đây là một động thái có liên quan đến những hoạt đông đang được triển khai trong Biển Đông mà mục đích là một lần nữa cố tình nhồi sọ đại đa số người dân Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông…nhằm kích động chủ nghĩa dân tộc và kêu gọi sự đồng thuận của công đồng người Trung Quốc đang đứng trước những bất ổn về chính trị, xã hội.
Hoạt động trên nằm trong chuỗi các hoạt động leo thang xâm lấn của TQ ở Biển Đông trong những năm gần đây như: chính thức nêu yêu sách “đường lưỡi bò” (5/2009); cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking 2 của VN (tháng 5, 6/2011); thành lập “thành phố Tam Sa” (6/2012); đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hàng năm; đưa ra “Biện pháp thực thi Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014); tổ chức nhiều đợt tuần tra, diễn tập quân sự tại Biển Đông nhằm phô trương sức mạnh và răn đe các bên tranh chấp khác; tăng cường các hoạt động thăm dò dầu khí, khảo cổ, phát triển du lịch và củng cố các cơ sở chiếm đóng, tấn công xua đuổi tàu cá của VN… theo hướng ngày càng công khai, trắng trợn, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, TQ còn tuyên bố “hoàn toàn có quyền” thành lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông…
Như vậy, các hành động của TQ tại Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là việc đưa giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của VN là có chủ ý và được tính toán kỹ lưỡng nhằm thực hiện âm mưu “độc chiếm Biển Đông”, hiện thực hóa chủ quyền theo yêu sách “Đường lưỡi bò”; cho thấy TQ sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn, thách thức dư luận và luật pháp quốc tế nhằm gia tăng các hoạt động khẳng định “chủ quyền” tại Biển Đông, làm cho tranh chấp Biển Đông ngày càng căng thẳng, nguy cơ xảy ra xung đột cao, khó kiểm soát, đe dọa nghiêm trọng lợi ích an ninh, an toàn và hòa bình ổn định hợp tác ở Biển Đông . Đặc biệt, Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định quyết tâm chiến lược đưa Trung Quốc trở thành “cường quốc biển”. Để thực hiên quyết tâm này, Trung Quốc đã ban hành nhiều Chính sách để tăng cường sự “quản lý thực tế” ở Biển Đông như: công bố Sách trắng Quốc phòng “Vận dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc” (16/4) và “Sách trắng ngoại giao 2013” (17/7), trong đó lần đầu tiên dành mục riêng về “bảo vệ quyền và lợi ích biển Trung Quốc” nhấn mạnh kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia, khẳng định nhiệm vụ quan trọng của quân đội là bảo vệ quyền và lợi ích biển.
Giàn khoan Nam Hải 09 Trung Quốc mới đưa vào biển Đông
Đáng chú ý là Trung Quốc quyết định thành lập Uỷ ban An ninh quốc gia để thống nhất điều hành công tác an ninh biển đảo; củng cố cơ quan quản lý về biển đảo, cải tổ lực lượng chấp pháp trên biển, thành lập Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an thống nhất chỉ huy các lực lượng chấp pháp trên biển như Hải giám, Cảnh sát biển, Ngư chính, Hải quan; tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng chấp pháp trên biển; Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc thành lập “Trung tâm nghiên cứu hải đảo”… Năm 2013, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lên 10,7%, đạt 116 tỷ USD, trong đó tập trung vào phát triển lực lượng Hải quân. Trung Quốc không ngừng củng cố các cơ sở ở “Tam Sa”, thành lập “Đài phát thanh truyền hình Tam Sa”…
Trung Quốc sẽ đặt một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn trên đảo Phú Lâm mà họ gọi là Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất trên Quần đảo Hoàng Sa, để tuần tra thường xuyên trên Biển Đông ( một tờ báo chính thống của Trung Quốc cho biết hôm 21/1/2014) Trung Quốc đang đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai( hãng tin Anh Reuters dẫn lời truyền thông Trung Quốc và Hong Kong cho biết hôm Chủ nhật ngày 19/1/2014) và quá trình đóng tàu này sẽ mất sáu năm. Mục tiêu đặt ra là Trung Quốc có ít nhất bốn chiếc tàu sân bay so với 10 chiếc đang hoạt động của Mỹ…
Vụ giàn khoan Hải Dương 981 là một tính toán sai lầm chiến lược. Rõ ràng là, các nước trong khu vực sẽ tăng cường xây dựng khả năng phi đối xứng để bảo vệ chủ quyền của họ nhằm đối phó với Bắc Kinh, đồng thời họ cũng có thể hoan nghênh sự tham gia của các quốc gia khác vào khu vực, chẳng hạn như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản trong việc quản lý tranh chấp Biển Đông.
Nói cách khác, hành vi hung hăng của Trung Quốc đã tạo điều kiện và đẩy mạnh chiến lược xoay trục của Mỹ tới khu vực châu Á, điều mà các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc không muốn thấy.
Hành động hung hăng và gây mất ổn định khu vực sẽ không giúp Trung Quốc thực hiện mục tiêu của tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Cách tốt nhất để Trung Quốc tăng vị thế của mình như là một cường quốc toàn cầu là trỗi dậy nhưng tôn trọng những nguyên tắc cốt lõi trong quan hệ đối ngoại - hợp tác cùng có lợi, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nước khác và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình.
Hành động của Trung Quốc đã đe dọa đến ninh khu vực, tạo ra một trở ngại đối với các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái cơ cấu nền kinh tế và duy trì tăng trưởng của nước này. Bắc Kinh đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong nước, trong đó có sự suy thoái của môi trường, lão hóa dân số và các phong trào ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương. Trong vài năm qua, các cuộc tấn công khủng bố của các lực lượng ly khai đã xảy ra ở các thành phố lớn, đe dọa sự ổn định xã hội của Trung Quốc.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại. Lãnh đạo Trung Quốc cần một môi trường quốc tế ổn định để tập trung nguồn lực vào những thách thức nội bộ. Nhưng hành động gây hấn của Bắc Kinh đối với Việt Nam có thể gây mất ổn định an ninh khu vực và làm suy yếu những nỗ lực để duy trì tăng trưởng .
Với những gì đã đề cập ở trên, dư luận đã không nhầm khi gọi đó là cuộc “xâm lược mềm”, một cuộc xâm lăng kiểu mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc hành quân xâm lược này sẽ đi đến đâu vẫn còn tùy thuộc vào việc liệu cộng đồng khu vực và quốc tế có nhận ra và nhằm trúng “gót chân Achiles của gã khổng lồ” này hay không?
TS Trần Công Trục