Tin mới

H&M: Thương hiệu thời trang gắn liền với những bê bối

Thứ ba, 06/04/2021, 14:49 (GMT+7)

Thương hiệu thời trang này từng nhiều lần bị dính “liên hoàn phốt” như phân biệt chủng tộc, bị xử phạp hành chính thậm chí phải đóng cửa nhiều store.

H&M là thương hiệu thời trang đa quốc gia của Thụy Điển. Nổi tiếng với những mặt hàng may mặc, thương hiệu này hiện đang có mặt tại 68 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 4.500 cửa hàng.

Tuy nhiên sự thành công của H&M luôn đi liền với những tai tiếng mà lịch sử phải nhắc lại. Từ phân biệt chủng tộc, bị xử phạp hành chính 9 lần, đến bị tẩy chay vì nghi ủng hộ đường lưỡi bò phi pháp… đều khiến thương hiệu này phải trả những cái giá “siêu đắt”.

Giới trẻ Việt kêu gọi tẩy chay vì nghi ủng hộ đường lưỡi bò phi pháp

Trong những ngày gần đây thương hiệu thời trang H&M đã nhận về vô số gạch đá từ người tiêu dùng tại Việt Nam. Trước những thông tin nghi vấn H&M chấp nhận bản đồ có 'đường lưỡi bò' phi pháp, ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ, nhiều nhóm, bài đăng kêu gọi tẩy chay hãng thời trang H&M nhanh chóng xuất hiện nhiều trên các trang MXH. Không ít nghệ sĩ  Việt cũng đã  kêu gọi mọi người không dùng sản phẩm của hãng này. Bên cạnh đó, ứng dụng của H&M cũng liên tục bị đánh giá 1 sao. Đây được xem  là hành động cứng rắn của người dân Việt Nam trước hành động “qua cầu rút ván” của thương hiệu Thụy Điển.

Giới trẻ Việt Nam kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M
Giới trẻ Việt Nam kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M

Trước đó, nhiều kênh truyền thông của Trung Quốc lên tiếng phản đối hãng này sau khi họ tuyên bố từ chối sử dụng bông Tân Cương. “Tẩy chay H&M” lọt hotsuch trên mạng xã hội của Trung Quốc.

Năm 2018, H&M đã liệt kê Đài Loan là một quốc gia trên trang web của hãng tại Đài Loan. Thương hiệu này cũng bị dân tình chỉ trích vì đã liệt kê Hong Kong, Ma Cao và Tây Tạng là các quốc gia riêng lẻ.

Trang phục có dòng chữ gây tranh cãi

Năm 2013, H&M phải thu hồi mũ lông vũ giả tại các cửa hàng ở Mỹ nằm trong BST quần áo và phụ kiện mùa hè H&M Loves Music. Nhiều lời chỉ trích và cho rằng sản phẩm sản phẩm này có màu sắc sặc sỡ gây khó chịu cho văn hóa bộ lạc bản địa.

Chiếc mũ nằm trong BST H&M Loves Music bị lên án vì phân biệt chủng tộc
Chiếc mũ nằm trong BST H&M Loves Music bị lên án vì phân biệt chủng tộc

Vào năm 2018, quảng cáo của H&M đã vấp phải sự phản đối dữ dội của người tiêu dùng khi hãng này đã cho một người mẫu nhí da màu mặc chiếc áo có in dòng chữ “con khỉ ngầu nhất rừng”. Trong khi đó, sản phẩm có dòng chữ “sống sót ra khỏi rừng” lại được mẫu nhí da trắng mặc. Ngay sau khi đăng tải, nhiều người tỏ sự phẫn nộ vì cho rằng đây là hành động phân biệt chủng tộc đối với người da màu.

H&M: Thương hiệu thời trang gắn liền với những bê bối
H&M: Thương hiệu thời trang gắn liền với những bê bối

9 lần bị xử phạt hành chính

Với mảnh đất mầu mỡ như Trung Quốc, nhưng H&M nhiều lần chịu phạt tại nước này khi đưa ra báo cáo không trùng khớp với số lượng bán ra.

Bên cạnh đó những lỗi vi phạm của H&M thường mắc phải trong quá trình sản xuất, vận hành, pha tạp chất liệu... khiến chất lượng quần áo không đạt yêu cầu về chất lượng. Vào tháng 4/2019, H&M phải thu hồi 980 bộ quần áo choàng tắm trẻ em do không đủ tiêu chuẩn về an toàn. Đến tháng 8, hãng tiếp tục thu hồi 9.000 bộ pyjama lỗi.

Đối mặt với loạt "liên hoàn phốt" cùng ảnh hưởng dịch bệnh, H&M nhanh chóng rơi vào trạng thái lao đao khi số lượng hàng tồn kho còn gấp mấy trăm lần phốt.  Chính vậy vậy, đầu năm 2020, 300 cửa hàng phải đóng cửa và 16.000 nhân viên toàn thời gian đã bị buộc phải thôi việc.

Ảnh: Tổng hợp Internet

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: H&M H&M bị tẩy chay