Hoa Kỳ đã bắt đầu có các hành động nhằm can thiệp trực tiếp và các tranh chấp trên khu vực Biển Đông, có thể châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Lim Chuan-tiong - một học giả liên kết tại Viện hàn lâm uy tín nhất Đài Loan Academia Sinica gần đây có đưa ra nhận định rằng: Hoa Kỳ cuối cùng đã bắt đầu có các hành động nhằm can thiệp trực tiếp và các tranh chấp trên khu vực Biển Đông, biến nơi này thành điểm nóng xung đột và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Tranh chấp trên khu vực Biển Đông đã nóng lên liên tục trong nhiều năm gần đây. Chính quyền Trung Quốc (ngang nhiên - PV) tuyên bố có chủ quyền đối với 90% diện tích của vùng biển (trong đó bao trùm lên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Từ tháng 3 năm 2014, Trung Quốc bị phát hiện đã bắt đầu tiến hành cải tạo đảo, đá trên quy mô lớn với mục đích biến chúng thành các căn cứ quân sự trên khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quền của Việt Nam).
Tính đến nay, ít nhất Trung Quốc đã hoàn thành xong việc cải tạo, đảo hóa được 7 hòn đảo trên khu vực quần đảo Trường Sa, đáng chý ý nhất là tại Bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef), đảo Gạc Ma (Johnson South Reef- TQ dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm, gây đau thương, mất mát cho lực lượng Hải quân của Việt Nam năm 1988) và Bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
Trung Quốc đã cải tạo được ít nhất 800 héc ta. Các cơ sở quân sự cũng đã và đang được Bắc Kinh gấp rút hoàn thiện trên các khu vực đã đảo hóa trái phép này.
Cũng giống như nhận định của các chuyên gia quân sự thế giới, Lim Chuan-tiong cho rằng một khi hoàn thiện được các căn cứ quân sự, đặc biệt là các sân bay quân sự trên khu vực Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) Trung Quốc sẽ tăng cường được khả năng phòng thủ và chiến đấu ở vùng biển này và khi đó nó sẽ là một mối đe dọa thực sự đối với quân đội Mỹ.
Theo nhận định của học giả Đài Loan Lim Chuan-tiong, đến nay, hành động của Mỹ với các tranh chấp trên Biển Đông mới đang ở được thực hiện ở hai sân khấu chính:
Thứ nhất, đó là những tuyên bố, đề xuất tại Quốc Hội và Chính phủ.
Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Sự kiện này đã châm ngòi cho một làn sóng chống Trung Quốc chưa từng có ở Việt Nam - Lim Chuan-tiong nói.
Sau sự kiện này Hoa Kỳ đã đưa ta một đề xuất 3 điểm đối với tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có việc hối thúc các bên chấm dứt hoạt động xây dựng trên các bãi đá, san hô cũng như chấm dứt các hoạt động "làm kinh tế" đơn phương ở khu vực.
Cùng lúc đó, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một nghị quyết nhằm ủng hộ Chính sách của chính phủ để xử lý vấn đề tự do hàng hải và tranh chấp chủ quyền của các nước ở Biển Đông thông qua các giải pháo ngoại giao, lên án các nỗ lực đơn phương để thay đổi thực trạng của khu vực.
Tuy nhiên, bất chấp các động thái của Washington, Trung Quốc lại càng gia tăng các hoạt động trái phép của mình trên Biển Đông.
Thứ hai, sân khấu mà Mỹ đã hành động là ngoài thực địa. Đầu tháng 5 này, quân lực Hoa Kỳ đã điều động 1 chiến hạm tuần duyên USS Fort Worth tiến hành tuần tra trên Biển Đông từ ngày 11/5 vừa qua.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa chiến hạm đến tuần tra ở các vùng nước quanh khu vực quần đảo Trường Sa nhưng trên khu vực hải phận quốc tế.
Tiếp đó, cách đây vài ngày, máy bay do thám, săn ngầm của Hoa Kỳ cũng đã tiến hành bay tuần tra trên khu vực Trung Quốc đang cải tạo trái phép ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bất chấp các đe dọa của Hải quân TQ.
Theo Lim Chuan-tiong, động thái này là hành động ám chỉ sẽ gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh của Washington. Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị cho một tuyên bố (trái phép) mang tên Vùng nhận dàng phòng không trên Biển Đông sau khi đã áp dụng tuyên bố tương tự trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Đài Loan, hành động tuần tra của Hoa Kỳ ở Biển Đông vẫn chưa thể ngăn chặn được các hoạt động cải tạo phi pháp và triển khai binh lực đến khu vực nhạy cảm này.
Theo phán đoán của Lim Chuan-tiong, chỉ khi nào Washington thực sự chất vấn Trung Quốc về tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền phi lý là đường 9 đoạn (cũng được Đài Loan) sử dụng thì lúc đó Hoa Kỳ mới tung ra một loại các hành động quân sự nhằm ngăn chặn TQ bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông.
Khi điều này xảy ra, nó cũng là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi có ý nghĩa trong chính sách về Biển Đông của chính quyền Mỹ. Và điều đó cũng có thể đồng nghĩa với một cuộc xung đột quy mô lớn sẽ xảy ra.
Theo Lim Chuan-tiong, cách tốt nhất để ngăn chặn xung đột, chiến tranh là các bên có tuyên bố chủ quyền phải ngồi lại, tiến hành các cuộc đàm phán trong hòa bình.
Hòa Bình