Năm 1928, nhóm trộm mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu tiến vào Thanh Đông Lăng, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 125km về phía Đông để vơ vét của cải trong lăng của Từ Hi Thái hậu. Biết đây là mộ của Từ Hi Thái hậu, nhóm thổ phỉ tin rằng sẽ thu nhặt được nhiều kho báu xong điều không ngờ đã xảy ra khi vừa giật nắp quan tài, khiến chúng hồn bay phách lạc.
Tôn Điện Anh và đồng bọn vơ vét toàn bộ đá quý đặt xung quanh thi hài của Từ Hi Thái hậu gồm: Tượng phật bằng vàng ngọc, san hô, đá quý, hồng ngọc lục bảo, chiếc mũ của Từ Hi Thái hậu được đính một viên trân châu to như quả trứng có giá trị ước tính khoảng 10 triệu lượng bạc.
Sau đó, nhóm trộm mộ cậy miệng Từ Hi Thái hậu lấy đi viên dạ minh châu có giá bằng 1 tòa thành sau đó nhét móng lừa đen vào miệng Từ Hi Thái hậu khiến bà không còn nhúc nhích nữa rồi ra lệnh cho quân lính tiếp tục vơ vét của cải.
Điều đáng sợ, ngay khi viên dạ minh châu được lấy ra khỏi miệng Từ Hi Thái hậu, người bà đang nguyên vẹn bỗng nhiên hốc mắt sụp xuống, gò má nhô lên cao, làn da đầu đang đỏ bỗng chuyển sang màu trắng bệch rồi tím tái và cuối cùng là đen sì. Chỉ trong vài dây, lão Phật gia đã quắt lại rồi đổi màu.
Sau này, nguyên nhân Từ Hi Thái hậu như sống lại được lý giải là, do trước khi qua đời bà được các thái giám dùng dược liệu phủ lên người để ướp xác cùng với quan tài được đóng kín nên cách biệt với không khí, giúp cho bà vẫn giữ nguyên hiện trạng như chỉ như đang ngủ.
Hơn nữa, khi Tôn Điện Anh mở nắp quan tài ra, không khí tràn vào khiến toàn bộ thân xác bị tã ra chỉ trong vài chục giây. Về việc mi mắt của bà mở ra là phản ứng tự nhiên khi các cơ đột ngột co lại khi phản ứng với ô-xy.
Việc đặt viên dạ minh châu vào miệng Từ Hi có ý nghĩa gì?
Giả thuyết đầu tiên là để bảo quản thi hài. Vào tháng 6/1928, Tôn Điện Anh đã đột nhập vào Đông Lăng. Ông sử dụng thuốc nổ để phá vỡ tường và tiến vào những địa đạo bí mật. Tại hầm mộ của Từ Hi, ông ta đã lấy đi nhiều bảo vật như vương miện ngọc trai, hoa sen bằng đá quý, cây san hô, quả dưa hấu ngọc lục bảo... Viên dạ minh châu trong miệng Từ Hi cũng không thoát khỏi bàn tay của Tôn Điện Anh. Ông ta đã ra lệnh cho thuộc hạ cạy miệng của bà để trộm viên ngọc.
Khi Tôn Điện Anh nhìn thấy viên dạ minh châu, ông ta biết ngay đó là một báu vật. Viên dạ minh châu kỳ diệu này có 2 phần, khi kết hợp lại sẽ trở thành một hình cầu. Lúc chia tách, nó trong suốt, nhưng khi hợp nhất thì phát ra ánh sáng màu xanh và thậm chí có thể nhìn thấy sợi tóc từ cách xa một trăm bước.
Dạ minh châu phát ra ánh sáng lạnh, nó khiến thi thể Từ Hi Thái hậu được bảo quản rất tốt. Thời điểm Tôn Điện Anh đột nhập, trông bà như đang ngủ. Sau khi viên dạ minh châu bị lấy đi, khuôn mặt Từ Hi đen lại, thi hài nhanh chóng bị hủy hoại. Vì vậy, giả thuyết dùng dạ minh châu bảo quản thi thể là phổ biến trong dân gian.
Một giả thuyết khác là viên dạ minh châu được sử dụng để đè lưỡi. Trong xã hội phong kiến, sau khi một người qua đời, có phong tục là đặt một vật vào miệng của họ. Điều này xuất phát từ truyền thuyết sau khi chết, linh hồn sẽ đến cõi âm để tái sinh. Tuy nhiên, ở âm giới họ sợ sẽ lỡ lời, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tái sinh. Để tránh lỡ lời gây rắc rối, họ đặt một vật vào miệng người chết.