Mới đây, từ vụ lùm xùm “anh em nương tựa” của Hiền Hồ, nhiều Cộng đồng mạng trêu đùa nhau rằng “Vừa mắc Covid-19, phổi không khỏe để hit drama”. Vậy hậu F0, bạn nên làm gì để phục hồi các di chứng liên quan đến phổi? Đầu tiên là bạn cần tập thở, trong đó bài tập thở bụng và tập thở ngực là cơ bản nhất, giúp hỗ trợ phục hồi di chứng hậu Covid-19 theo y học cổ truyền, giúp tăng thông khí phổi.
Để tăng thông khí phổi, bạn thở bằng bụng với nhịp điệu "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài". "Êm, nhẹ" có không khí sẽ đi qua mũi vào phổi, từ phổi ra ngoài nhẹ nhàng. Khi tập, người đứng bên không nghe thấy hơi thở, đồng thời bản thân cũng không nghe thấy hơi thở của mình thì là đúng phương pháp.
"Đều" là cách thở theo một nhịp điệu nhất định, không có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu hay khi ngắn, khi dài là đạt yêu cầu trên. Cuối cùng, tiêu chí "chậm, sâu, dài" là khi hít vào phải sâu, khi thở ra phải dài, tốc độ phải chậm để bảo đảm được êm, nhẹ. Lúc này, số lần thở trong một phút của con người sẽ giảm xuống còn 6 -10 lần tùy theo sức.
Khi tập hít thở, bạn phải dãn cơ thể để khi thở ra bụng dưới lép xuống, lúc hít vào bụng dưới phồng lên. Các bắp thịt ở bụng sẽ phình theo sự thay đổi áp lực ở bụng vì vận động của cơ hoành gây nên.
Thở ngực cũng theo tiêu chuẩn: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Việc thở sâu cần để tinh thần đi vào yên tĩnh. Càng dãn tốt tinh thần thì càng dễ đạt yêu cầu của bài tập này. Khi thở sâu không được gò bó, tránh việc dùng bắp thịt bụng, ngực tham gia vào việc thở vì dễ gây mệt mỏi. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.