Kế hoạch hiện đại hóa hải quân của Tổng thống Nga Putin ngày càng được bộc lộ rõ khi Moscow quyết định sẽ trang bị tên lửa mới nhất cho chiếc tàu lớn nhất nước Nga, một phần trong gói 245 tỷ bảng Anh dành để nâng cấp lực lượng này.
Theo Daily Mail, tuần dương hạm lớp Kirov từng được đánh giá là con tàu lớn nhất và nặng nhất trên thế giới, tuy nhiên, đến đầu những năm 1980, vị trí này đã thuộc về Pyotr Velikiy.
Thay vì để cho những gì còn lại của con tàu bị rỉ sét, Hải quân Nga được cho là đã bắt đầu khôi phục lại 2 trong số 4 tàu năng lượng hạt nhân khổng lồ.
Theo hãng tin TASS của Nga, chiếc đầu tiên được trang bị lại các vũ khí mới, cảm biến và động cơ sẽ là chiếc tàu lớn thứ ba, dài 252 m mang tên Đô đốc Nakhimov.
Đô đốc Nakhimov sẽ tái tham gia Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga vào năm 2019. Theo báo cáo của Foxtrot Alpha, Nakhimov được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng để chống lại các tên lửa đối hạm, tên lửa đối không và tên lửa đất đối đất.
Đô đốc Nakhimov sẽ tái tham gia Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga vào năm 2019. Ảnh: Alamy Stock |
Nakhimov cũng có khả năng mang theo tên lửa hành trình giống như loại tên lửa mà Nga đã bắn vào Syria để diệt khủng bố từ biển Caspian. Thậm chí còn có tin đồn Đô đốc Nakhimov được trang bị cả tên lửa siêu thanh Zircon vốn sẽ được đưa vào sử dụng chính thức từ năm 2020.
Đô đốc Nakhimov được hoàn thành vào năm 1986 và việc hồi sinh con tàu này đã được chuẩn bị trong một thời gian khi hải quân Nga được đầu tư 50 tỷ rúp (khoảng 900 triệu bảng Anh) và năm 2011 để đại tu.
Khi Đô đốc Nakhimov chính thức tái hoạt động vào năm 2019, một chiếc khác của Hạm đội phương Bắc là Pyotr Velikiy – tàu tuần dương lớn nhất thế giới sẽ bước vào quá trình hiện đại hóa.
Việc tu sửa Pyotr Velikiy sẽ diễn ra tại xưởng đóng tàu Murmansk, gần biên giới Phần Lan trước khi được chuyển tới Severodvinsk, dọc theo bờ biển phía đông vì lúc đó nhà máy đóng tàu mới có đủ không gian sau khi đã hoàn thiện chiếc Đô đốc Nakhimov.
Pyotr Velikiy – tàu tuần dương lớn nhất thế giới cũng sẽ bước vào quá trình hiện đại hóa. Ảnh: EPA |
Hai chiếc khác trong Hạm đội là Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev (còn được biết đến với cái tên Frunze cho đến năm 1992) hiện nay không tham gia làm nhiệm vụ do những trục trặc về động cơ hạt nhân có thể gây nguy hiểm khi di chuyển.
Chiếc Đô đốc Lazarev hiện đang đậu tại một thị trấn cảng tên là Fokino, gần biên giới Triều Tiên và sẽ là chiếc thứ 3 được hiện đại hóa sau năm 2020.
Nga đã lên kế hoạch cải tổ lực lượng hải quân của mình, bắt đầu từ tàu ngầm.
Những chiếc tàu nhỏ hơn sẽ là phần thứ hai trong kế hoạch, và cuối cùng là các tàu chiến tuần dương. Tuy nhiên, các khoản đầu tư cho kế hoạch này vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.
Hồi đầu tháng 3, Moscow thông báo sẽ cắt giảm 5% ngân sách quốc phòng. Nguyên nhân của việc cắt giảm này là do Giá dầu giảm và ảnh hưởng từ những biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
"Hiện đại hóa hải quân là phương án tốt nhất cho cả cuộc đối đầu với lực lượng khác (nhóm tàu chiến Mỹ) và với quốc gia kiểu Nhà nước Hồi giáo", Maxim Shepovalenko, một cựu sĩ quan hải quân Nga, hiện là chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ nói với Moscow Times.
Chiếc Đô đốc Lazarev sẽ là chiếc thứ ba được hiện đại hóa. Ảnh: Mitsuo Shibata |
"Trong trường hợp của Pyotr Velikiy, chúng tôi có một tàu hạt nhân không giới hạn các loại vũ khí đa năng và có thể lắp đặt nhiều loại tên lửa, trong đó có 80 tên lửa hành trình và 216 tên lửa đất đối không", ông nói thêm.
Tin tức về các kế hoạch tàu tuần dương của Nga xuất hiện trong một báo cáo của Mỹ hòi cuối tháng 12/2015. Theo báo cáo này, Nga sẽ có một bước tiến dài trong lực lượng hải quân ở thế kỷ 21 với năng lực quốc phòng đáng tin cậy trong thập kỷ sau.
Báo cáo cũng giải thích vì sao hải quân hiện đại của Nga là một lực lượng hiện đại và có khả năng toàn cầu, đồng thời nói rằng "vai trò của lực lượng này với nước Nga và các lực lượng vũ trang sẽ ngày càng thể hiện rõ hơn".
Eric Wertheim, một nhà phân tích hải quân độc lập, cho biết báo cáo "Bước chuyển đổi lịch sử" của Mỹ là phép so sánh khả năng của lực lượng hải quân của Washington so với Nga.
"Từng tồn tại khoảng cách 20 năm giữa lực lượng hải quân Mỹ và Nga, tuy nhiên, đến nay, hải quân và quân đội Nga đang thức giấc", Wertheim nói thêm.
Hải quân Nga hiện nay có 56 tàu ngầm, 31 tàu chiến mặt nước lớn và 99 tàu mặt nước cỡ nhỏ, 12 tàu ngầm hạt nhân tên lửa, 26 tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình và 18 tàu ngầm tấn công.vị theo đơn vị cơ sở.
Lê Huyền (Daily Mail)