Tin mới

Khám phá Tu-95 Bear: Oanh tạc cơ chiến lược Mỹ nói được tiếp dầu tại VN

Thứ sáu, 13/03/2015, 14:31 (GMT+7)

Tupolev Tu-95 (Tên hiệu NATO Bear) là loại máy bay ném bom và mang tên lửa chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tupolev, được chế tạo tại Liên Xô trong cuộc Chiến tranh lạnh.

Tupolev Tu-95 (Tên hiệu NATO Bear) là loại máy bay ném bom và mang tên lửa chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tupolev, được chế tạo tại Liên Xô trong cuộc Chiến tranh lạnh. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Tu-95 lần đầu được tiếp dầu từ Cảng Cam Ranh, VN vào năm ngoái.


 

Máy bay ném bom Tu-95 "Bear" của Nga

Mới đây, truyền thông Nga đưa tin Mỹ đang cố gắng đề nghị Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga.

Theo Bộ Quốc phòng Nga hôm 4/1, Nga lần đầu dùng sân bay tỉnh Khánh Hòa, VN để tiếp dầu cho chiến đấu cơ ném bom tuần tiễu Tu-95 vào năm ngoái.

Giới chức Mỹ cho rằng, gần đây Nga tăng cường các chuyến bay của lực lượng máy bay ném bom ở khu vực Thái Bình Dương, trong số đó có những chuyến bay "khiêu khích" gần đảo Guam, nơi có một căn cứ quân sự lớn của Mỹ.

Tupolev Tu-95 (Tên hiệu NATO Bear) là loại máy bay ném bom và mang tên lửa chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tupolev, được chế tạo tại Liên Xô trong cuộc Chiến tranh lạnh. Nó được coi là máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt duy nhất và lớn nhất thế giới còn hoạt động.

Lịch sử phát triển

Cha đẻ của Tu-95 (Bear) là Andrei Tupolev-nhà thiết kế máy bay hàng đầu của Liên Xô cũ và là một kỹ sư tài năng.

Nguyên mẫu đầu tiên 95/1 được thử nghiệm ngày 12/11/1952. Việc chế tạo hàng loạt bắt đầu tháng 1/1956.

Ban đầu, T-95 được giới tình báo phương Tây biết đến với tên gọi Tu-20, tới khi được biên chế vào các đơn vị chiến đấu, nó đã trở nên nổi tiếng hơn với tên định danh nội bộ Tu-95 của Tupolev.

Tất cả những chiếc Tu-95 hiện đang hoạt động tại Nga và Ukraine đều là biến thể Tu-95MS, được chế tạo trong thập niên 1980 và 1990. Nó vẫn còn được sử dụng ở tuyến đầu gần 60 năm về sau, trong các vai trò là chiến đấu cơ ném bom chiến lược, là phi cơ tuần tra trên biển, và là máy bay do thám.

Tên gọi Bear H dành cho các máy bay Tu-95MS/Tu-95MS6/Tu-95MS16. Bear-H là tên do giới quân sự Mỹ đặt cho Tu-142, bộ khung mà Tu-95 dựa vào trong khoảng thời gian trước thập niên 1980. Tên hiệu - Bear (có nghĩa là "Gấu") - cũng thể hiện kích cỡ to lớn và sức mạnh ghê gớm của nó.

Đặc điểm kỹ thuật (Tu-95MS)

    Tốc độ tối đa: 925 km/h (500 kt, 575 mph)

    Tầm bay: 15.000 km (8.100 nm, 9.400 mi)

    Trần bay: 12.000 m (39.000 ft)

    Tốc độ lên: 10 m/s (2.000 ft/min)

    Chất tải cánh: 606 kg/m² (124 lb/ft²)

    Công suất/trọng lượng: 235 W/kg (0.143 hp/lb)

Tu-95 là một chiếc phi cơ khổng lồ dài 46 mét nếu đo từ đầu tới đuôi, và có sải cánh 50 mét. Ở trạng thái không tải, nó nặng 90 tấn. Trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn, khả năng đạt trần bay (độ cao) lên tới 12.000m.

Gấu có bốn động cơ cực lớn, cấp lực cho tám bộ cánh quạt phản lực với mỗi bộ cánh có chiều dài tới 18 feet (khoảng 5,5 m), đủ để đẩy chiếc phi cơ đạt vận tốc tối đa trên 800km/h, tức là nhanh gần bằng các loại phi cơ hiện đại.

Tu-95 sử dụng bốn động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov, mỗi chiếc có hai cánh quạt quay ngược chiều, và hiện vẫn là chiếc máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất đang hoạt động. Để có tốc độ như vậy, chiếc máy bay này sử dụng cánh nghiêng phía sau góc 35 độ - góc khá nhỏ theo tiêu chuẩn máy bay cánh quạt.

Mỗi động cơ cực mạnh truyền lực cho một cặp hai bộ cánh quạt quay ngược chiều nhau theo tốc độ cực lớn, giúp phi cơ hoạt động hiệu quả hơn nhưng cũng tạo ra những âm thanh đinh tai nhức óc hơn nhiều.

Tu-95 được coi là chiếc máy bay ồn ào nhất hiện vẫn đang được sử dụng, mà người ta nói rằng các tàu ngầm Mỹ cũng bắt được âm thanh của nó. Hay các phi công lái chiến đấu cơ phương Tây nói rằng họ nghe thấy tiếng động cơ Tu-95 át cả tiếng động cơ máy bay mình.

Trang bị vũ khí

    Súng: 1 hay 2× pháoAM-23 23 mm ở tháp pháo đuôi

    Tên lửa: Lên tới 15.000 kg (33.000 lb), gồm các loại tên lửa không đối đất Kh-20, Kh-22, Kh-26, và Kh-55.

Tupolev Tu-95 được thiết kế mang hai quả bom hạt nhân bên dưới cánh và là loại máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất thế giới. Phiên bản mới của loại phi cơ này có thể mang tên lửa hành trình phục vụ các chuyến bay xa. Ảnh: Airforce World.

Cận cảnh phần đuôi của Tupolev Tu-95.

Tính năng tác chiến

Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000km không cần tiếp nhiên liệu, giúp cho nó có thể vươn tới những mục Tiêu Chiến lược ở Mỹ.

Vào ngày 30/7/2010, máy bay ném bom Tu-95MS đạt kỷ lục thế giới về quãng đường bay liên tục trong 30.000 km qua ba đại dương, sau khi tiếp nhiên liệu bốn lần trên không.

Các phi cơ Tu-95 theo dõi trên biển đã phủ bóng lên các con tàu của Nato trên khắp thế giới trong thời Chiến tranh Lạnh, thậm chí có một số Gấu còn đáp xuống Cuba, hay từ các căn cứ đặt tại Vòng Bắc Cực bay dọc xuống vùng duyên hải của Mỹ.

Các phi đội ném bom đã biến những chiếc phi cơ Tu-95 của mình thành máy bay chở hỏa tiễn tuần du tầm xa - việc Bear có thể chở được khối lượng nặng khiến nó rất thích hợp cho vai trò này.

Hồi trung tuần tháng Hai 2015, hai chiếc Bear đã bị các chiến đấu cơ của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) lên kèm chặt, đưa ra xa ngoài khơi Anh quốc. Đó là cách tuần tra thường lệ của Gấu trong thời đối đầu đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, và nước Nga gần đây bắt đầu áp dụng trở lại.

Tham vọng hạt nhân

Một chiếc phi cơ được cải tiến ráo riết, Tu-95LAL, đã được lắp một lò phản ứng hạt nhân nhỏ có hoạt động trong một cuộc bay thử. Công cuộc sản xuất máy bay ném bom hạt nhân cuối cùng được gác lại vào thời thập niên 1960, nhưng các chuyến bay đã chứng tỏ về mặt kỹ thuật là khả thi.

Từng ném bom hạt nhân “Sa hoàng”


Trong một phiên bản cải tiến triệt để, Gấu đã thả trái bom có sức công phá mạnh nhất con người từng chế tạo, bom hạt nhân 'Tsar Bomba', trong cuộc thử nghiệm mà Liên Xô thực hiện hồi 1961 xuống đảo Novaya Zemlya ở Bắc Cực.

Tuy nhiên, sức nổ của trái bom, tương đương gấp 10 lần toàn bộ chất nổ được dùng trong Đại chiến Thế giới II, khiến chiếc phi cơ bị rớt khi đang ở độ cao trên 1 km, tuy đã bay xa được gần 45 km vào thời điểm bom được kích hoạt. Trái bom được hãm bớt tốc độ rơi nhờ một chiếc dù để chiếc phi cơ có thể bay thoát tới một khoảng cách an toàn trước khi bom nổ.

Khả năng thích nghi cao

Máy bay ném bom chiến lược TU-95 bay biểu diễn trên bầu trời Moscow, bên trên giáo đường St. Basil trong ngày diễn binh Lễ Chiến Thắng 9-5. Ảnh: Getty Images

Mục tiêu ban đầu: Nga muốn có phi cơ ném bom hạt nhân tầm xa. Chức năng ban đầu của Gấu là nhằm thả bom hạt nhân rơi tự do xuống lãnh thổ kẻ thù. Gấu Nga liên tục thích nghi được với những vai trò mới trong từng thời điểm về sau.

Giống như đối thủ B-52 của Mỹ, Tu-95 vẫn tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga, Ấn Độ. Tiếp tục được nâng cấp, tiếp tục được thay thế phụ tùng, thiết bị, nó dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040.

Một phần lý do dẫn tới quãng thời gian hoạt động cao và sự hữu dụng này, giống như B-52, là nó thích hợp chuyển đổi sử dụng cho nhiều mục đích như triển khai tên lửa hành trình, tuần tra biển (Tu-142), AWACS (Tu-126) và thậm chí là cả máy bay chở khách dân sự (Tu-114). Hơn thế, Nga muốn có phi cơ ném bom hạt nhân tầm xa. Thiết kế đặc biệt khiến nó có tính năng vừa chở được trọng lượng lớn, vừa bay được tầm xa một cách nhanh chóng.

Theo Chi MK/Tổng hợp

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news