Tin mới

Lá chắn Mỹ khiến quan hệ Trung - Hàn rạn vỡ

Thứ tư, 10/08/2016, 16:24 (GMT+7)

Theo The Diplomat, Trung Quốc cần xem lại cách tiếp cận Hàn Quốc sau khi Seoul khăng khăng giữ quyết định triển khai lá chắn THAAD của Mỹ.

Theo The Diplomat, Trung Quốc cần xem lại cách tiếp cận Hàn Quốc sau khi Seoul khăng khăng giữ quyết định triển khai lá chắn THAAD của Mỹ.

Những căng thẳng hay sự lạnh nhạt giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đối với việc triển khai hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) vẫn đang phát triển. Ví dụ, truyền thông công chúng đã bị ảnh hưởng thực sự. Trong thực tế, ngành công nghiệp giải trí của Hàn Quốc được cho là đang phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Theo truyền thông Trung Quốc, giữa lúc có các tin đồn rằng phim truyền hình Hàn Quốc và nhạc K-pop có thể bị liệt vào danh sách đen tại Trung Quốc thì "4 doanh nghiệp giải trí lớn của Hàn Quốc đã mất tổng cộng 361,5 tỷ won (323 triệu USD) trên thị trường chứng khoán" trong những ngày đầu tháng 8. Dĩ nhiên, thiệt hại này có qua có lại khi mà các công ty IT của Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các công ty giải trí của Hàn Quốc trong năm qua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: Korea.net

Tình hình hiện nay đặt ra một câu hỏi: Liệu Trung Quốc có cần suy nghĩa lại về mối quan hệ với Hàn Quốc không? Bắc Kinh đã đánh giá cao mối quan hệ với Seoul như là "láng giềng ngoại giao" của Trung Quốc. Có phải đã đến lúc "thoái lui một cách hợp lý" trong mối quan hệ này - để Trung Quốc ngừng nhấn mạnh đặc biệt trong quan hệ với Hàn Quốc? Rõ ràng, vấn đề đang xảy ra giữa Bắc Kinh và Seoul có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với nguyên tắc "hữu nghị, chân thành, cùng có lợi và tính toàn diện" vốn được nhấn mạnh trong chuyến thăm Seoul của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014. Trung Quốc vẫn tin rằng hành động của họ đối với Hàn Quốc là do việc triển khai THAAD khiến họ không có cách nào thân thiện.

Trở ngại đối với "hữu nghị, chân thành, cùng có lợi và tính toàn diện" thực sự trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul là một loại "trật khớp nhận thức" đến từ cả 2 phía. Đối với câu hỏi hóc búa về bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc hy vọng Trung Quốc thấy "mối đe dọa chung" có thật từ chương trình hạt nhân, các vụ thử tên lửa và cơ bản là bản thân chính quyền Kim Jong-un của Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc lại hy vọng Hàn Quốc tiếp tục duy trì sự cân bằng ngầm trong khu vực này như một đối tác chiến lược đáng tin cậy đối với Bắc Kinh. Thực tế, thị trường khổng lồ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong xuất khẩu của Hàn Quốc cho dù có tính đến việc xuất khẩu "làn sóng văn hóa Hàn Quốc" hay các sản phẩm công nghiệp cao cấp hay không.

Trung Quốc thấy mối đe dọa ngày càng tăng từ các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên nhưng Bắc Kinh lại phấn đấu cho sự hòa bình khu vực và ổn định bền vững thông qua một cách tiếp cận rất khác (và ôn hòa hơn) so với chiến lược mà liên minh Mỹ - Hàn đang thực hiện : Đối đầu thẳng với Triều Tiên. Trong khi đó, cho dù Trung Quốc đã "tấn công quyến rũ" Hàn Quốc - đặc biệt là thông qua các trao đổi nhân lực và những giao dịch thương mại khổng lồ - thì việc có giành được trái tim người Hàn Quốc hay không vẫn là một câu hỏi ngỏ bất chấp việc Trung Quốc hy vọng, hô hào. Vấn đề là nếu không giảm căng thẳng và những động cơ ngầm tại khu vực này thì những quy định Chính sách thực dụng vẫn còn thuyết phục và "hữu nghị, chân thành, cùng có lợi và tính toàn diện" chẳng gì hơn ngoài một giấc mơ xa vời.

Câu đố THAAD hiện nay giữa 2 nước láng giềng này có thể đặt ra thách thức lớn nhất đối với cả Trung Quốc và Hàn Quốc kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1992. Một câu hỏi cơ bản được đặt ra là: Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ thực sự xem nhau là gì?

Có lẽ cả 2 bên đã đặt kỳ vọng quá cao. Nếu đó là sự thật thì trước việc chính phủ Hàn Quốc kiên quyết giữ quyết định triển khai THAAD - quyết định khiến Trung Quốc căm ghét - Bắc Kinh có thể phải bắt đầu xem xét "sự thoái lui hợp lý" trong chính sách ngoại giao đối với Hàn Quốc sau cùng. Điều này không nhất thiết phải rút lui về mặt ngoại giao nhưng cần định nghĩa lại mối quan hệ một cách hợp lý và thực tế.

Bảo Linh (The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: lá chắn thaad