Từ xưa đến nay, việc đóng thuế luôn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Có nhiều loại thuế xuất hiện nhưng có thể thấy, thuế ngực được cho là loại thuế tồn tại ghê tởm nhất trong lịch sử của Ấn Độ. Vào đầu những năm 1800, loạt thuế này đã xuất hiện trong lịch sử cai trị của nước này.
Theo Medium, dailypakistan, Quora, thuế này được đặt ra bởi nhà vua của xứ Travancore. Vùng đất này là một trong hàng trăm tiểu bang của Ấn Độ dưới thời vương quốc Anh đô hộ, nay được gọi là bang Kerala. Điều kinh hãi nhất trong loại thuế này chính là phụ nữ ở tần lớp thấp kém sẽ không được phép che ngực và nếu dám có hành động che ngực sẽ bị đánh thuế nặng.
Sau khi luật ban hành, các quan chức hoàng gia sẽ đi đến tận nhà để thu thuế ngực từ những tầng lớp thấp và đã qua tuổi dậy thì. Tùy vào kích thước của bộ ngực sẽ đánh thuế. Đối với mỗi người, ngực càng to thì thuế càng nặng. Điều đáng nói là người thu thuế sẽ dùng tay để đo nhưng không chạm vào ngực. Họ thực hiện biện pháp đo ngực bằng kích cỡ gang tay.
Mục đích của thuế này đặt ra chính là để làm nhục những người phụ nữ ở tầng thấp kém. Đối với giới thượng lưu, họ vẫn được phép che ngực và không bị đánh bất cứ loại thuế nào. Đối với những người phụ nữ ở tầng lớp thấp kém, nếu không đóng thuế thì sẽ không được che đậy ở nơi công cộng.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, có gần 110 loại thuế được áp dụng với người tầng lớp thấp kém nhưng loại thuế ngực này lại là loại thuế ghê tởm và tội tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ.
>>>Xem thêm: Tỉ mỉ chuẩn bị màn cầu hôn bạn gái lãng mạn, chàng trai nhận cái kết đắng
Tuy nhiên, chính cái loại thuế vô lý này đã làm dấy lên sự bất mãn đỉnh điểm ở Ấn Độ vào những năm 1859. Khi đó, có 2 người phụ nữ ở tầng lớp thấp bị các quan chức tại đây lột trần vì mặc quần áo. Sau đó, họ còn treo 2 người này trên cây để cảnh cáo những người dám làm trái quy định được đặt ra.
Trước sự áp bức vô cùng nhục nhã như vậy, một người phụ nữ đã dũng cảm vùng dậy để chấm dứt loại thuế bất công này. Để chứng tỏ sự bất mãn này, khi người đến thu thuế, cô đã dùng liềm của mình cắt 1 bên ngực và đặt lên tàu lá chuối cho người thu thuế. Ngay sau hôm đó, cô đã qua đời vì mất máu quá nhiều và người chồng cũng đi theo vợ ngay trong đám tang.
Chính cái chết của người phụ nữ này đã đẩy lên một cuộc chiến tranh nổi dậy để phản đối loại thế đáng sợ này. Cuối cùng, dưới áp lực trước cuộc nổi dậy, nhà vua đã trao lại quyền được mặc quần áo vào năm 1924.