Hồi cuối năm 2020, lô gỗ sưa trăm tỷ tại thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, TP. Hà Nội), tính sơ sơ khoảng 146 tỷ đồng đã được mở ra từ thùng container để bày biện cho khách và các thương gia đến xem.
Tuy nhiên, theo các cụ cao niên trong làng, số người hỏi mua trực tiếp chỉ mua 1 - 2 khúc, nên sau khi bàn bạc, thôn quyết định không bán và yêu cầu phải thông qua đấu giá cho minh bạch.
Tính đến nay, sau 2 năm đã trải qua 4 lần đấu giá, lô gỗ sưa vẫn chưa tìm được chủ nhân mới, giá trị của lô gỗ cũng bốc hơi mất 1/3. “Giá từ 146 tỷ, giờ định lại chỉ còn 100 tỷ thôi, hụt mất 1/3 rồi. Đầu năm 2019 bắt đầu bán đấu giá, đến nay cũng qua 4 đợt, gần nhất là tháng 6/2020, đều do giá cao không ai mua. Có người giả đến 80 tỷ nhưng vẫn không được”, trên Tiền phong dẫn lời ông Lai chia sẻ.
Cũng theo ông Lai, để bảo quản lô gỗ sưa này cũng khá tốn chi phí, mất hàng trăm triệu/tháng, nên nếu càng để lâu thì giá càng xuống, bán không trôi, hơn nữa tốn cả chi phí nên tôi cũng sốt ruột, bán càng nhanh càng tốt.
Được biết, vài năm trước, cây sưa trăm tuổi ở làng Phụ Chính đã được thương lái tìm đến trả giá tới 100 tỷ đồng, tuy nhiên lúc đó dân thôn không bán. Sau đó, một nhánh cây có nguy cơ bị gãy đổ, nên người dân đã cắt bán cho một thương lái ở Đồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh với giá trên 21 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do thiếu thủ tục mua bán, số gỗ trên bị Công an huyện Chương Mỹ tạm giữ trên đường vận chuyển. Năm 2015, số gỗ này được chính quyền xã bán đấu giá thu về hơn 31 tỷ đồng. Cũng kể từ đây, cây sưa trăm tuổi này liên tục bị các đối tượng trộm cắp, kẻ gian nhòm ngó.
Sau đó, người dân làm đơn xin chính quyền cấp phép bán cây sửa để phục vụ nhiều công trình phúc lợi, trùng tu các di tích. Được sự đồng ý, đầu tháng 1/2019, người dân làng Phụ Chính đã thuê công nhân, máy xúc và tiến hành chặt hạ 2 cây sưa quý trong khuôn viên đình làng.
Người dân sau đó kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container, bảo quản, trông giữ nghiêm ngặt chờ thời điểm đem ra bán đấu giá.