Tin mới

Màn hô tên của thí sinh tại Chung khảo Miss Grand Vietnam gây tranh cãi, chuyên gia sắc đẹp nói gì?

Thứ năm, 29/09/2022, 17:32 (GMT+7)

Màn hô tên của các thí sinh trong Chung khảo Hoa hậu Hòa bình Việt Nam khiến cư dân mạng được dịp dậy sóng.

Tối (28/9), Chung khảo Miss Grand Vietnam (hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022) đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của top 50 thí sinh lọt vào vòng chung kết. Đêm thi với 2 phần quan trọng, bao gồm: trình diễn trang phục dạ hội và trình diễn áo tắm kèm hô tên. Ngoài ra còn có phần thể hiện của các nghệ sĩ tham gia biểu diễn. 

Màn hô tên của thí sinh tại Chung khảo Miss Grand Vietnam gây tranh cãi, chuyên gia sắc đẹp nói gì?  - Ảnh 1
Màn hô tên của các thí sinh tại Chung khảo Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 khiến nhiều người chú ý (Ảnh: Internet)
Màn hô tên của các thí sinh tại Chung khảo Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 khiến nhiều người chú ý (Ảnh: Internet)

Sau đêm Chung khảo, màn hô tên cùng nơi sinh của các thí sinh khiến cư dân mạng quan tâm và để lại những màn ý kiến trái chiều. Theo đó, khi nhắc tên và quê hương mình, các người đẹp thường cố tình, kéo dài, lên tone hoặc sử dụng các biểu cảm hình thể để hô vang. Cách thể hiện trên thể hiện như vậy để tạo nên sự ấn tượng cũng như hài hước. 

Đáng chú ý, đoạn clip thí sinh Nguyễn Tâm Như với màn gọi tên độc đáo quê hương An Giang đã gây sốt trên mạng xã hội ngay sau đêm thi.

Nhiều khán giả khi theo dõi livestream và tại nhà thi đấu đã phải bật cười với những phần hô tên trên. Kể cả các nghệ sĩ, người đẹp có mặt tại sân khấu cũng không khỏi bất ngờ trước phần thể hiện bị đánh giá hơi "ố dề" như vậy. 

Các thí sinh thể hiện trong đêm Chung khảo Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 (Ảnh: Internet)
Các thí sinh thể hiện trong đêm Chung khảo Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 (Ảnh: Internet)

Kết thúc đêm thi, phần hô tên này khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Nhiều khán giả cho rằng, phần thể hiện này mất đi sự sang trọng, tinh thần của 1 cuộc thi Hoa hậu. Một số khác bày tỏ, vốn Miss Grand International ngoài sứ mệnh chấm dứt chiến tranh và bạo lực thì cũng mang đến sự giải trí, vui vẻ đối với người xem. Hành trình đăng quang của Nguyễn Thúc Thùy Tiên trong năm 2021 đậm dấu ấn này. 

Chính vì vậy, khi mua bản quyền về Việt Nam, BTC Miss Grand Vietnam cũng đã áp dụng để phù hợp. Và màn hô tên trên cũng là một cách tập luyện đối với các thí để nếu có may mắn được đại diện Việt Nam đến Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022 vào tháng 10 năm nay. 

Liên quan đến việc này, chia sẻ với báo Vietnamnet, chị Nguyễn Thu Trang - từng đảm nhận vị trí trưởng BTC, Giám khảo của một số cuộc thi Hoa hậu nêu quan điểm: "Việc ban tổ chức yêu cầu thí sinh gào tên địa danh nơi mình sinh ra đến lạc giọng khản cổ, vỡ loa trong một phần thi của cuộc thi hoa hậu là phản cảm, không phù hợp giới thiệu nơi mình sinh ra.

Cuộc thi nhằm tìm kiếm đại diện của Việt Nam chinh chiến, giành suất kế nhiệm Hoa hậu Thùy Tiên tại Miss Grand International 2022 (Ảnh: Internet)
Cuộc thi nhằm tìm kiếm đại diện của Việt Nam chinh chiến, giành suất kế nhiệm Hoa hậu Thùy Tiên tại Miss Grand International 2022 (Ảnh: Internet)

Chỉ cần nâng tông giọng hơn bình thường một chút là thể hiện sự văn hoá và tinh tế. Cuộc thi hoa hậu chứ có phải là giữa cái chợ đâu mà gào thét lên như vậy nhỉ? Tôi nghĩ format dù có là phiên bản quốc tế cũng cần có văn hoá và phù hợp. Đi nhẹ nói khẽ cười duyên, hoa hậu là như vậy mà, sao lố lăng phản cảm vậy được".

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news