Mùng tơi, rau đay, rau dền... là những loại rau gắn liền với mùa hè. Không chỉ bổ dưỡng, giá thành rẻ... những loại rau này còn dễ dàng trong khâu chế biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn mùng tơi, rau đay, rau dền đúng cách để bảo đảm sức khỏe.
Ăn mùng tơi đúng cách vào ngày hè
Không ăn quá nhiều mùng tơi: Mùng tơi chứa nhiều axit oxalic. Nếu ăn quá nhiều trong ngày hè sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi và sắt. Không những vậy, chất purin trong mùng tơi làm tăng khả năng bị sỏi thận.
Nấu không chín mùng tơi: Mùng tơi chưa chín kỹ sẽ gây nên cảm giác khó tiêu. Hơn nữa, một số vi khuẩn trên rau chưa được tiêu diệt có thể gây ra tiêu chảy.
Rau mùng tơi kỵ thịt bò: Thịt bò khi nấu cùng mùng tơi làm mất đi tính nhuận tràng của loại rau này. Những người bị táo bón khi kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể khiến triệu chứng thêm trầm trọng.
Những đối tượng không được ăn mùng tơi: Người bị sỏi thận, người mắc bệnh về dạ dày, người mới lấy cao răng, người bị tiêu chảy...
Ăn rau dền đúng cách vào ngày hè
Rau dền được xuất hiện nhiều trong mâm cơm ngày hè vì làm mát gan, thanh nhiệt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì lượng lớn purin trong rau dền có thể gây hại cho sức khỏe thận hoặc gây viêm, sưng và đau khớp. Người bị gút được khuyến cáo không nên hạn chế ăn rau dền. Trong khi đó chất xơ trong rau khi ăn nhiều sẽ gây ra các vấn đề về dạ dày.
Rau dền kỵ với ba ba: Nấu rau dền với ba ba tạo nên chất độc vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, quả lê cũng không nên kết hợp với rau dền vì dễ gây nôn.
Đối tượng không nên ăn rau dền: Phụ nữ có thai hư hàn, tiêu chảy, người bị viêm khớp.
Ăn đay đúng cách vào ngày hè
Theo đông y rau đay có Công dụng giải nhiệt, nóng trong, nhuận tràng, tiêu đàm, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa… Tuy nhiên người dễ bị tiêu chảy, lạnh bụng, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, không nên ăn nhiều rau đay.
Ảnh: Internet