Với vị đắng, tính lạnh, Công dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, minh mục, mướp đắng (khổ qua) được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, đau mắt đỏ, viêm họng, cảm cúm, nóng trong người,…
Mướp đắng không chỉ giải nhiệt mà còn có tác dụng Giảm cân rất tốt.
Tuy nhiên, người có bệnh huyết áp thấp, sau khi phẫu thuật, bị bệnh gan, thận... không nên ăn nhiều mướp đắng.
Mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp, hạ đường huyết bởi chứa charantin, Polypeptid-P và Vicine. C. Do đó, người bị bệnh huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng. Sử dụng loại quả này nhiều người có thể làm giảm huyết áp, hạ lượng đường trong máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm.
Mướp đắng chứa nhiều glycoside đắng, phyto cùng lượng Vitamin B và C dồi dào. Loại quả này có thể giúp phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp...
Sau khi phẫu thuật
Mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, người được chỉ định mổ nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
Bị bệnh gan, thận không nên ăn nhiều mướp đắng
Các nghiên cứu lâm tràng cho tháy mướp đắng có thể độc hại với tế bào gan của đọng vật. Sau khi uống tinh chất mướp đắng, enzyme trong gan của các con vật tăng cao, tế bào gan có khả năng thay đổi hình dáng.
Hạt mướp đắn chứa chất vicine có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện cấp tính như đau đầu, đau thắt bụng, hôn mê.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau phù hợp với khẩu vị và át bớt vị đắng như canh mướp đắng, gỏi mướp đắng, trà mướp đắng...
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Các nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai, dễ dẫn tới sinh non và có khả năng làm đột biến gen. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu nên tránh ăn loại quả này.
Tên gọi khác của mướp đắng: Khổ qua, Hồng dương, Hồng cô nương, Cẩm lệ chi, Lương qua, Lại qua,…
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong quả có chứa một số thành phần có độc tính nhẹ có thể truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không ảnh hưởng đến người lớn nhưng đối với trẻ nhỏ, các cơ quan nội tạng con non yếu thì cần thận trọng khi sử dụng.
Lưu ý: Không kết hợp mướp đắng với tôm, hải sản có vỏ cứng
Mướp đắng là loại quả giàu vitamin C, có vị đắng đặc trưng. Trong khi đó, tôm có vị ngọt tính thanh, chứa nhiều hợp chất asen hóa trị 5. Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C cùng với hải sản có vỏ cứng như tôm sẽ làm asen hóa trị 5 biến đổi thành asen hóa trị 3 (tên gọi dan gian là thạch tín - một chất cực độc, nguy hiểm tới sức khỏe của con người nếu dùng nhiều).