Sau khi Nga và Trung Quốc thử nghiệm thành công các tên lửa siêu thanh tiên tiến hồi đầu năm nay, Lầu Năm Góc vội vã phát triển một loạt các lựa chọn để đối phó với sự gia tăng "các mối đe dọa siêu thanh và vận động".
Hệ thống THAAD của Mỹ. Ảnh: Flickr |
Vào tháng 4, Nga thực hiện thành công vụ thử đầu tiên của tàu lượn siêu thanh Yu-71.Vụ phóng sử dụng một tên lửa đạn đạo chiến lược RS-18A tại khu vực Orenburg, vùng núi Ural. Tên lửa đã tăng tốc lên đến 7.000 dặm/giờ. Nhà phân tích quốc phòng Bill Gertz đã gọi tàu lượn này là "cuộc cách mạng".
3 ngày sau đó, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thử nghiệm tương tự, phóng đi tàu lượn siêu thanh DF-ZF từ trên đỉnh một tên lửa bay với tốc độ 7.672 dặm/giờ.
Bình luận về các vụ thử, nhà hoạch định Chính sách của lực lượng chiến lược Lầu Năm Góc Mark Schneider đã quan ngại rằng "Các chương trình của Mỹ liên quan đến các phương tiên siêu thanh so ra còn khiêm tốn".
Nhiều người ngay lập tức kêu gọi tăng ngân sách quốc phòng cho Mỹ. Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Lầu Năm Góc (MDA), Phó đô đốc James Syring đã thúc giục Quốc hội phân bổ ít nhất 23 triệu USD để phát triển các máy bay đánh chặn laser. Các nhà lập pháp cũng được khuyến khích tài trợ cho việc phát triển "hệ thống phòng thủ để đánh bại các tên lửa đạn đạo điều động và tên lửa boost-glide".
Hôm 15/8, ông Doug Graham, Phó giám đốc chương trình nâng cao và hệ thống tên lửa của nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin đã nói về vấn đề tên lửa này trong một cuộc họp báo. Ông nói rằng quân đội Mỹ đang gặp thách thức với "những mối đe dọa vận động, siêu thanh tiên tiến". Ông cũng liệt kê ra một số dự án đang được phát triển để đối phó lại.
Lựa chọn đầu tiên để chống lại mối đe dọa của các phowng tiện lượn siêu thanh là một mô hình Phòng thủ khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) đã được cải tiến, hay còn gọi là THAAD-ER. Không như người tiền nhiệm, THAAD-ER có 2 thống đánh chặn 2 giai đoạn với vận tốc cao hơn.
"THAAD-ER chắc chắn là một ứng viên và là một trong những lựa chọn ngắn hạn hơn để chinh phủ Mỹ bắt đầu giải quyets một số mối đe dọa đang nổi lên", ông Graham nói.
Nói về THAAD-ER hồi tháng 2 vừa qua, ông Syring cho biết dự án này nếu được quốc hội chấp nhận có thể mất 10 năm để hoàn thành.
Laser là một lựa chọn khác mà Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc. Lockheed đang làm việc để đáp ứng yêu cầu này. Họ đang phát triển những thiết bị laser trong không khí với năng lượng cao, có thể phá hủy những tên lửa siêu thanh ở giai đoạn tăng tốc trước khi chúng đạt được tốc độ tối đa.
"Những thiết bị laser năng lượng cao có khả năng đánh chặn nhanh nhất mà chúng tôi có", ông Graham cho biết.
Những nỗ lực trước đó của quân đội Mỹ nhằm lắp các thiết bị laser cho một chiếc Boeing 747 đã thất bại và bị đắp chiếu vào năm 2013.
MDA sẽ công bố các hợp đồng laser trong vài thagns tới, có thể mang lại một loại vũ khí có thể đưa vào phục vụ trong một thập kỷ.
Hiện nay, Lockheed coi THAAD như loại vũ khí chính chống lại các máy bay siêu thanh. Hệ thống này được mong đợi sẽ triển khai tại Hàn Quốc sau hàng loạt vụ thử hạt nhân đầy khiêu khích từ phía Triều Tiên.
Bảo Linh (Sputnik)