Tin mới

Myanmar có 2 ca Covid-19 đầu tiên, dân bắt đầu hoảng loạn

Thứ ba, 24/03/2020, 08:59 (GMT+7)

Myanmar ngày hôm qua đã xác nhận 2 ca Covid-19 đầu tiên sau nhiều tuần bị hoài nghi vì không ghi nhận ca nhiễm nào.

Đất nước 54 triệu dân từng là quốc gia đông dân nhất thế giới mà không có một ca Covid-19 nào đã hạn chế hơn 1,7 tỷ người tại nhà. Chỉ với 214 người được xét nghiệm tính đến tối 23/3, các chuyên gia y tế và các nhóm quyền đã kêu gọi Myanmar đứng lên và đối mặt với cuộc khủng hoảng đang chờ đợi.

Bộ Y tế Myanmar vào cuối ngày hôm qua xác nhận hai người đàn ông Myanmar, một người 36 tuổi đi du lịch từ Mỹ trở về và một người 26 tuổi trở về từ Anh đều dương tính với Covid-19. "Chúng tôi sẽ điều tra tất cả những người đã tiếp xúc gần với hai người đàn ông này", tuyên bố nêu rõ.

Myanmar kiểm tra nhiệt độ của hành khách tại sân bay trong bối cảnh lo ngại dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: AFP

Thông báo ngay lập tức gây hoảng loạn mua sắm tại một siêu thị 24 giờ ở thủ đô thương mại Yangon, nơi mà nhiều giờ trước cuộc sống vẫn còn diễn ra như bình thường. Chính phủ Myanmar cho biết "lối sống và chế độ ăn uống" của đất nước, trong đó có việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp và sử dụng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng đã giúp bảo vệ đất nước này khỏi dịch bệnh. Myanmar là nước có chung đường biên giới dài 2.100km với Trung Quốc, ổ dịch lớn nhất và đầu tiên của thế giới.

Phil Robertson đến từ tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuần trước đã nói thái độ của chính phủ Myanmar là "vô trách nhiệm" khi chỉ mang lại cho người dân cảm giác an toàn sai lầm.

Một số địa điểm công cộng đã bị đóng cửa trong những ngày gần đây, từ trường học, rạp phim cho đến quán karaoke, tiệm massage. Myanmar cũng thực hiện các bước đi chưa từng có như hủy các lễ kỷ niệm đường phố đã lên kế hoạch, lễ hội té nước thường đánh dấu dịp đầu năm mới của đất nước này diễn ra vào tháng 4.

Ngày hôm qua, hàng ngàn công nhân nhập cư Myanmar đã tràn từ Thái Lan qua biên giới trước khi các điểm biên giới trên bộ bị đóng cửa. Người nước ngoài đã rời khỏi Myanmar. Nhiều đại sứ quán đã đưa ra cảnh báo về việc bị mắc kẹt tại một quốc gia có hệ thống y tế yếu nhất thế giới.

"Họ cũng gần như không có mạng lưới an toàn xã hội, vì vậy, những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất sẽ phải gánh chịu khủng hoảng kinh tế và sức khỏe", nhà phân tích Richard Horsey ở Yangon nói.

Một bác sĩ tại thị trấn Pathein thậm chí còn lên Facebook xin hỗ trợ tài nguyên bởi bệnh viện của anh chỉ có 7 giường trong khu cách ly, có một máy thở và "không có cách nào" sẵn sàng đối phó dịch bệnh. "Nếu chúng tôi có nhiều hơn 7 bệnh nhân, chúng tôi sẽ đặt họ ở đâu?", bác sĩ Than Min Htut viết trên Facebook.

Các nhóm nhân đạo lo sợ cho hàng trăm nghìn người di cư của Myanmar hiện bị giam cầm tại các khu vực có xung đột của đất nước.

Chính phủ, quốc hội và nhiều tổ chức khác phần lớn đều do những người đàn ông lớn tuổi lãnh đạo, họ thuộc nhóm người dễ bị tổn thương nhất trước Covid-19.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Covid-19 Myanmar