Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.
Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh...
Ảnh minh họa.
Tác dụng chữa bệnh của gừng
Theo Đông y, gừng có tính nóng, vào buổi sáng khí trong dạ dày nhiều lên, ăn một chút gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị, khích lệ dương khí bốc lên.
Trái lại vào ban đêm, dương khí thu lại, âm khí thịnh, nhờ vậy cơ thể và trí não dịu lại, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Lúc này ăn gừng là trái với quy luật sinh lý, sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Người xưa cũng đã dùng gừng làm các vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể. Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.
Các hoạt chất sinh học trong gừng có khả năng giảm nhiễm khuẩn. Chiết xuất của gừng chống các vi khuẩn đường miệng gây viêm lợi, viêm nha chu rất hiệu quả.
Ngoài ra gừng cũng có khả năng tiêu diệt RSV – nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Cách dùng gừng vào buổi sáng
Gừng gọt vỏ (vì vỏ gừng có tính hàn), mỗi ngày cắt 4-5 miếng. Mỗi sáng sớm, đem tấm gừng đặt trong miệng từ từ ngậm, nhấm trong khoảng 10 – 30 phút.
Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.
Duy trì thói quen này trong một thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi kỳ diệu trong cơ thể.