Tin mới

Ngày xưa, quan lại vào triều có phải quỳ trước hoàng đế giống như trên phim?

Thứ năm, 09/11/2023, 14:36 (GMT+7)

Những bộ phim cổ trang Trung Quốc cho thấy quan lại vào triều đều phải quỳ trước hoàng đế. Nhưng trong thực tế, nghi lễ thiết triều diễn ra như thế nào?

Nói về việc các đại thần lên triều, chúng ta thấy trong các bộ phim về triều đình nhà Thanh thường thấy hoàng đế ngồi cao, còn đại thần thì lúc nào cũng quỳ dưới đất, hoặc ít ra là đứng. Vậy, liệu thực tế lúc đó cũng như vậy không? Câu trả lời chắc chắn là không.

Trước khi xã hội phong kiến được thiết lập là xã hội nô lệ, trước đó nữa là xã hội nguyên thủy. Xã hội nguyên thủy ban đầu thì con người hoàn toàn bình đẳng. Chỉ sau này khái niệm tài sản xuất hiện thì sự bất bình đẳng mới bắt đầu. Vì vậy, sự bất bình đẳng là thứ mà con người dần dần phải đối mặt. Và cũng từ đó, sự bình đẳng cũng sẽ dần dần được khôi phục. Do đó, những gì chúng ta thấy trong phim truyền hình về việc quan lại quỳ khi lên triều không hoàn toàn đúng.

Ban đầu, các quan đại thần vào triều sẽ được ngồi đệ nghị bàn cùng hoàng đế. Ảnh minh họa: Internet
Ban đầu, các quan đại thần vào triều sẽ được ngồi đệ nghị bàn cùng hoàng đế. Ảnh minh họa: Internet

Liệu các đại thần thời xưa lên triều có phải quỳ giống như phim không? Ở thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, khi hoàng đế lên triều thì ngồi, và các đại thần lên triều cũng ngồi. Nhưng họ phải cởi giày khi vào cung và không được mang theo vũ khí. Vì vậy, thời xưa mới có câu nói "ngồi bàn đạo". Thực tế, việc thiết triều thời đó giống như nhân viên văn phòng đi làm thời hiện đại. Bạn đến làm việc cho sếp, không có chuyện sếp thì ngồi còn bạn thì quỳ. Hơn nữa, hoàng đế trước đó cũng rất tôn trọng các đại thần, hay nói cách khác, các đại thần rất có phẩm giá. Quan lại thời bấy giờ có tâm lý làm việc cho vua mà không được trọng dụng thì sẽ cáo quan về quê, không phải nịnh bợ.

Sau đó, vào thời Bắc Tống thì quan lại đứng, hoàng đế ngồi. Ảnh minh họa: Internet
Sau đó, vào thời Bắc Tống thì quan lại đứng, hoàng đế ngồi. Ảnh minh họa: Internet

Tập tục ngồi khi lên triều này tiếp tục cho đến khi Bắc Tống được thành lập. Khi Triệu Khuông Dận lập nên nhà Tống, có một lần thảo luận công việc với Tể tướng Triệu Phổ. Lúc Triệu Phổ báo cáo công việc, Triệu Khuông Dận nói rằng mắt mình không nhìn rõ, yêu cầu đưa tài liệu lại gần. Vì vậy, Triệu Phổ đứng dậy để đưa tài liệu lại gần nhà vua hơn. sau đó, Triệu Khuông Dận lén lút cho người chuyển ghế của Triệu Phổ đi. Khi Triệu Phổ báo cáo xong, chuẩn bị ngồi xuống thì phát hiện ghế không còn nữa. Ông hiểu ra chuyển, từ hôm sau lên triều đã chủ động đề nghị hoàng đế chuyển ghế của mình đi, bản thân thì đứng thiết triều.

Các đại thần khác thấy Tể tướng làm vậy cũng yêu cầu chuyển ghế của họ đi. Từ đó trở đi, mọi người khi lên triều đều đứng, chỉ một mình hoàng đế ngồi. Khi thấy các đại thần thường thì thầm với nhau khi lên triều, Triệu Khuông Dẫn đã ra lệnh gắn thêm cánh chuồn vào mũ quan, như vậy, họ không thể đứng gần nhau để bàn tán nhỏ to nữa.

Sau này, đại thần phải quỳ trước hoàng đế. Ảnh minh họa: Internet
Sau này, đại thần phải quỳ trước hoàng đế. Ảnh minh họa: Internet

Đến thời nhà Minh, khi Chu Nguyên Chương lập quốc đã bãi bỏ chức Thừa tướng, quyền lực của hoàng đế lúc này cực lớn. Do vậy, các đại thần càng không còn phẩm giá, họ đều phải quỳ mỗi khi lên triều. Chính vì quy định này mà mọi người đều mang theo đệm gối khi lên triều. Người có tiền thì dùng đệm bằng lông chồn, không có thì dùng vải bông. Một số quan chức khi lần đầu gặp hoàng đế không biết và phải quỳ từ đầu đến cuối thì chân tê rần không thể đứng dậy được.

Như vậy, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, các đại thần ban đầu được ngồi cùng hoàng đế, sau đó phải đứng và cuối cùng là quỳ trước hoàng đế. Vị thế của hoàng đế được nâng cao, trong khi đó, địa vị của các đại thần lại dần giảm thấp.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news