Tin mới

Nghệ sĩ Phạm Bằng: Người nghệ sĩ đầy đam mê với nghiệp diễn

Thứ hai, 31/10/2016, 22:33 (GMT+7)

Sau một thời gian dài chống trọi với bệnh viêm gan, nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85. Sự ra đi của ông khiến nhiều người hâm mộ và đồng nghiệp thương xót.

Sau một thời gian dài chống trọi với bệnh viêm gan, nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85. Sự ra đi của ông khiến nhiều người hâm mộ và đồng nghiệp thương xót.

[mecloud]SwxcEfTu8L[/mecloud]

Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời

Tối ngày 31/10, vào lúc 20h, nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85 vì căn bệnh viêm gan và viêm mật. Hai tháng gần đây, ông phải nằm viện điều trị bệnh và sút tới 8 kg. Vì lý do sức khỏe mà ông đành từ chối các lời mời tham gia đĩa hài dịp Tết năm nay.

Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85.

Được biết, cách đây ba ngày, khi được hỏi về sức khỏe của ông, nam diễn viên hài cho biết ông vẫn ổn và không bị ung thư như lời đồn. Ông cũng cho biết mình bị viêm gan và viêm mật.

Vì sức khỏe suy yếu, ông đã sụt 8kg khiến nhiều người thấy xót xa. Trước đó, ông cũng đã điều trị ở một bệnh viện tại TP.HCM khoảng 2 tháng nay. Bác sĩ mới đồng ý để ông về Hà Nội nghỉ ngơi và dặn là không được đi đóng phim cho tới khi sức khỏe bình phục.

Nghệ sĩ Phạm Bằng còn chia sẻ sức khỏe lá gan của ông không đáng ngại bằng túi mật, ông phải nằm nhà điều trị hết năm nay. Ông còn gửi lời cảm ơn khán giả đã quan tâm tới mình và bộc bạch cảm thấy rất tiếc khi Tết này không được tham gia đóng phim hài phục vụ công chúng.

"Từ tháng 9 là vào vụ đóng phim hài Tết, thế là tôi mệt, đổ bệnh. Đạo diễn Phạm Đông Hồng đến thăm và nói tình hình tôi ốm thế này là căng, vai của tôi bây giờ không ai đóng. Thế là Hồng mới nghĩ một cách là cho vai của tôi lên 'thiên đình' dưỡng bệnh, hy vọng sang năm khoẻ, tôi lại được trở về từ thiên đình", ông từng chia sẻ.

Ngoài nghề diễn, Phạm Bằng còn mở quán bán bánh trôi tàu ở phố Hàng Giầy, Hà Nội. Tuy nhiên, khi bị bệnh, ông đã nghỉ bán quán.

Cuộc đời của nghệ sĩ Phạm Bằng

 

Phạm Bằng sinh năm 1931 là người Hà Nội gốc. Bố ông mất sớm để lại người vợ góa 24 tuổi cùng ba người con. Mẹ ông ở vậy nuôi chị em ông khôn lớn. Mẹ ông không muốn ông theo nghề kịch. Khi biết ông lựa chọn nghề diễn viên cho con đường sống và mưu sinh của mình, mẹ ông dứt khoát không đồng ý. Phạm Bằng chưa bao giờ thấy mẹ vui, không bao giờ bà khen ngợi và cũng không mong bà đến rạp để xem mình biểu diễn.

Vợ Phạm Bằng kém ông 8 tuổi, mất năm 2003. Ông cho rằng bà góp 98% vào thành công của mình. Sau khi bà mất, ông bị khủng hoảng tinh thần một thời gian. Ông bà có bốn người con: ba người con gái và con trai út. Hai người con trưởng thành đã đi xa mỗi người một phương, hiện ông sống với con gái thứ ba chưa chồng.

Phạm Bằng bên vợ. Bà qua đời từ 15 năm trước, để lại cho ông nỗi nhớ về một ngôi nhà với đầy đủ thành viên.

Nhắc đến quãng thời gian đã qua, nghệ sĩ Phạm Bằng luôn nói về người vợ quá cố với tất cả sự biết ơn và mang ơn. "Tôi đội ơn vợ thì đúng hơn. 43 năm chung sống thì đã có 30 năm dưới thời bao cấp… Tôi có được sự nghiệp như ngày hôm nay, được làm nghề đến cuối đời thế này là nhờ công sức của bà ấy. Ông còn được người hâm mộ nhớ đến bởi quán bánh trôi tàu ở 30 Hàng Giầy, Hà Nội. Tuy nhiên do đợt ốm trong khoảng thời gian 2012-2013, ông nghỉ bán quán.

Mải miết trên những cung đường đến trường quay hay nhà hát, Nghệ sĩ Phạm Bằng chưa từng bỏ một buổi quay nào vì lí do sức khỏe. Không chỉ vậy, ít ai biết rằng, nghệ sĩ Phạm Bằng đi diễn nhiều, một năm tham gia cả chục phim truyền hình lẫn tiểu phẩm, băng đĩa hài Tết là bởi ông muốn vơi đi nỗi nhớ người vợ quá cố.

Ông sống cùng cô con gái út năm nay đã hơn 40 tuổi tại số nhà 30, phố Hàng Giầy. NSƯT Phạm Bằng có bốn người con, ba người đã thành đạt. Hai con gái người lấy chồng sống ở nước ngoài, người trong TP HCM. Con trai út sống cùng ông nhưng bận rộn nên đi suốt. Ở nhà phần lớn chỉ có ông và cô con gái 40 tuổi chưa lập gia đình.

Sự nghiệp của nghệ sĩ Phạm Bằng

Năm 1955, Phạm Bằng trở thành sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Công chính. Trong quá trình học ở trường, theo lời lôi kéo, rủ rê của bạn bè, ông cũng tham gia đóng vài vở kịch. Năm 1956, đang học năm thứ hai trường Cao đẳng Giao thông công chính, Phạm Bằng phải nghỉ học. Ông rời trường trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: gia đình của ông thuộc diện tư sản cần cải tạo.

Nghệ sĩ Phạm Bằng để lại nhiều dấu ấn cho ngừoi hâm mộ qua chưong trình "Gặp nhau cuối tuần".

Năm 1959, Phạm Bằng tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đoàn kịch định dựng vở "Vũ Như Tô" nhưng không thành. Cũng trong năm đó, Nhà nước tuyển sinh cho đoàn văn công Hà Nội, đồng thời, mở trường Đại học Sân khấu khóa I. Phạm Bằng được tuyển cả hai nơi.

Khác với một số người bạn của mình trở thành sinh viên trường Sân khấu, Phạm Bằng lựa chọn con đường vào đoàn văn công Hà Nội. Tháng 12 năm 1959, Phạm Bằng tham gia vào Đoàn văn công Hà Nội. Đó là một đoàn tổng hợp các loại hình, từ ca nhạc, múa, kịch nói, cải lương đến chèo, xiếc.

Năm 1964, đoàn kịch Hà Nội cùng các đoàn cải lương, đoàn chèo… được tách ra và bắt đầu đời sống riêng của mình. Tại đoàn kịch Hà Nội, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi mời Phạm Bằng tham gia các vở diễn. Ông bắt đầu nổi tiếng với các vai phản diện. Sau đó, đạo diễn Trần Hoạt bắt đầu làm một vài tác phẩm kịch hài. Hài đưa vào cuộc sống một cách bình dị nhưng không kém phần sâu sắc. Phạm Bằng cũng tham gia một vài tiết mục. Lời của đạo diễn Nguyễn Đình Nghi về nghề diễn hài làm Phạm Bằng thấy rất đúng để rồi trở thành tâm niệm: "Những người đóng vai bi thì đóng vai hài rất giỏi".

Cuối năm 1974, đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương. Giáo sư Đình Quang là người phát hiện ra khả năng đóng vai hài của ông, còn thầy Trần Hoạt thì nhận xét: "Tương lai cậu đóng vai hài giỏi. Khiếu hài là khiếu trời cho, không thể mở lớp diễn viên hài, nhưng các diễn viên hài phải có trình độ văn hóa cao, sâu và tư duy vững". Phạm Bằng tâm sự: "Chỉ đọc mỗi phần diễn của mình thì làm sao nắm bắt được các mối liên hệ nhân vật trong vở kịch được. Riêng tôi từ trước đến nay luôn phải đọc trọn kịch bản, rồi mới yên tâm diễn". Hơn chục năm từ khi vào nghề, cuộc sống của Phạm Bằng rất vất vả.

Sau khi "đứng vững" trên sân khấu, Phạm Bằng truyền nghề diễn chính kịch bằng việc dạy dỗ một số anh em cùng đoàn.

Chương trình Gặp nhau cuối tuần là nơi thực sự đưa nghệ sĩ Phạm Bằng đến với công chúng một cách sâu rộng. Từ năm 2006 đến 2010, nghệ sĩ Phạm Bằng đi diễn liên tục.

Những vai diễn để đời của ông phải kể đến: vai thiếu úy Minh trong vở kịch tình báo "Đêm tháng 7" (đạo diễn Dương Linh), vai Lý Trưởng trong vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (của Lưu Quang Vũ) và vai Thương trong "Mớ đời Thương" (của Tất Đạt).

Hoàng Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news