Nằm ở vùng Khabarovsk xa xôi hẻo lánh, cách biển Okhotsk chừng 600km về phía Tây Nam, cách Yakutsk chừng 570 km về phía Đông Nam là khối núi Kondyor Massif thuộc lãnh thổ của Nga. Khối núi hình tròn bí ẩn 1 tỷ năm được xác định tập trung nhiều kim loại quý như quặng bạch kim, vàng.
Khối núi Kondyor Massif đặc biệt bởi có hình tròn với đường kính 8 km, nhô cao 600m và lớn gấp 7 lần so với miệng hố thiên thạch ở Arizona, Mỹ. Ảnh: ST
Nhiều ý kiến cho rằng, Kondyor Massif giống như một núi lửa cổ đại bởi nó được hình thành cách thời điểm hiện tại hẳn 1 tỷ năm. Nhưng có người lại nói khối núi ấy do người ngoài hành tinh xây dựng.
Vàng nạm bạch kim từ núi Kondyor Massif.
Theo các nhà địa chất, nguyên nhân tạo nên hình dáng đặc biệt của khối núi là do magma nóng chảy từ đá núi lửa kết tinh bên dưới mặt đất cách đây hơn 1 tỷ năm tạo nên hình tròn hoàn hảo đến vậy.
Khối bạch kim 2,5g từ "núi kho báu". Ảnh: SB
Trải qua quá trình xói mòn trên mặt đất trong thời gian dài, Kondyor Massif là cạnh trên cùng bề mặt của cột đá vốn kéo sâu vào trong lớp vỏ Trái Đất trở thành tàn tích vĩnh viễn của mái vòm xói mòn một phần.
Xung quanh khối núi có những dòng suối chứa mỏ bạch kim ở dạng tinh thể, hạt và thỏi, cùng với vàng và hàng vạn khoáng sản quý hiếm khác.
Khối núi cũng nổi tiếng với loại khoáng sản đặc biệt gọi là Konderite, cấu tạo từ đồng, bạch kim, rhodium, chì và lưu huỳnh. Chính vì lẽ đó, Kondyor Massif còn được mệnh danh là "núi kho báu".
Hiện lượng khai thác bạch kim tại Kondyor Massif lên tới 4 tấn mỗi năm. Các tinh thể bạch kim từ khối núi Kondyor Massif từng xuất hiện lần đầu tại triển lãm "Đá quý và khoáng sản" ở Mỹ vào năm 1993.