Tin mới

Ngủ trưa bao lâu là đủ? Những đối tượng không nên ngủ trưa

Thứ ba, 16/08/2022, 15:22 (GMT+7)

Một giấc ngủ trưa đúng và đủ sẽ giúp chúng ta "sạc" năng lượng cho nửa ngày làm việc còn lại. Nhưng nếu làm sai, giấc ngủ này có thể gây hậu quả khôn lường.

Người lớn chúng ta cảm thấy giấc ngủ trưa thật quý giá nhưng với trẻ em thì nên tránh. Dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy vào một ngày bình thường, khoảng 1/3 số người trưởng thành ngủ trưa.

Trong khi hầu hết mọi người chợp mắt nghỉ ngơi vào một thời điểm nào đó trong ngày, có thể bạn không biết tất cả sự thật và lợi ích của việc ngủ trưa. Ngoài ra, ngủ trưa không phải là điều tốt cho tất cả mọi người. 

Dưới đây là 5 sự thật bạn cần biết về giấc ngủ trưa.

1. Với hầu hết mọi người, ngủ trưa là có lợi

Về cơ bản, ngủ trưa giúp bạn nạp năng lượng cho phần còn lại của ngày. Tiến sĩ Kelly Waters , chuyên gia về thuốc ngủ và thần kinh của Spectrum Health, nói với Yahoo Life: "Ngủ trưa có thể cung cấp một chút thời gian nghỉ ngơi vào giữa ngày, rất hữu ích để làm mới thể chất và nhận thức".

Tiến sĩ W. Christopher Winter , tác giả của Giải pháp giấc ngủ nói với Yahoo Life. "Thật tuyệt nếu bạn có thể ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Nhưng, nếu bạn không thể, ngủ trưa là một cách tốt để lấp đầy những khoảng trống đó".

Nếu bạn làm đúng thì ngủ trưa sẽ giúp bạn bớt buồn ngủ, cải thiện năng lực học tập, ghi nhớ mọi thứ tốt hơn và kiểm soát được cảm xúc của mình.

2. Ngủ trưa hỗ trợ quá trình chữa bệnh

Tiến sĩ Waters nói rằng ngủ trưa khi bạn ốm là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang thực hiện công việc của mình. "Khi ốm, các tế bào miễn dịch sẽ giải phóng các sứ giả hóa học để chỉ đạo phản ứng và chữa lành của cơ thể. Những sứ giả này cũng gây buồn ngủ".

Chợp mắt cho phép hệ thống miễn dịch của cơ thể thực hiện những việc cần làm để giúp bạn khỏe hơn. "Vì chức năng thông thường của giấc ngủ là sửa chữa và trẻ hóa, nên khi bạn bị ốm, giấc ngủ sẽ giúp chữa lành. Chợp mắt khi bị ốm đặc biệt hữu ích nếu bệnh ảnh hưởng đến khả năng ngủ vào ban đêm", Tiến sĩ Waters nói.

Ngủ trưa bao lâu là đủ? Những đối tượng không nên ngủ trưa
Ngủ trưa bao lâu là đủ? Những đối tượng không nên ngủ trưa

3. Những nguy cơ liên quan đến ngủ trưa

Tuy nhiên, không phải giấc ngủ trưa nào cũng tốt. Ngủ trưa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe ở người lớn, trong đó có cao huyết áp và đột quỵ. Một nghiên cứu gần đây với 358.451 người đăng trên tạp chí Hypertension cho thấy những người ngủ trưa có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn 12% và có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 24% so với những người không ngủ trưa. Nếu một người dưới 60 tuổi ngủ trưa hàng ngày sẽ tăng nguy cơ cao huyết áp lên 20% so với người không bao giờ ngủ trưa.

Những người ngủ trưa trên 1 tiếng mỗi lần có nguy cơ cao mắc tiểu đường, bệnh tim và trầm cảm. Nhưng tiến sĩ Winters nói rằng rất khó để biết liệu chính việc ngủ trưa dẫn đến những căn bệnh trên hay ngủ trưa thường xuyên là dấu hiệu của bệnh.

4. Những người không nên ngủ trưa

Các chuyên gia nói rằng ngủ trưa có thể hữu ích với rất nhiều người, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. "Ngủ trưa có thể không hữu ích nếu bạn không cảm thấy sảng khoái khi thức dậy, khó ngủ vào ban đêm hoặc nếu bạn không thể ngủ trưa trong khung thời gian ngắn hơn", Tiến sĩ Waters nói.

Nếu bạn bị mất ngủ thì tốt nhất không nên ngủ trưa. "Bộ não tính toán thời gian ngủ hàng ngày và chợp mắt sẽ hoàn thành hạn ngạch này". Những người bị mất ngủ vào ban đêm thì nên cân nhắc tới việc có nên ngủ trưa hay không.

5. Thời gian ngủ trưa lý tưởng

Nếu ngủ trưa từ 30 phút trở nên, cơ thể bạn có thể bước vào giấc ngủ sóng chậm, nó khiến bạn buồn ngủ hơn sau khi thức dậy. Đây gọi là "quán tính khi ngủ".

Tiến sĩ Winter giải thích: "Nếu bạn nằm xuống và chợp mắt 2 giờ, bạn có thể cảm thấy tồi tệ hơn bởi cơ thể bước vào chu kỳ ngủ khó đánh thức". Đó là lý do tại sao thời gian ngủ trưa lý tưởng là từ 15-30 phút. 

>> Xem thêm: Việc nhẹ lương cao: Ngủ trưa trong 30 ngày nhận ngay 1.500 USD

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: ngủ trưa