Một nghiên cứu của ĐH Leicester (Anh) vào năm 2003 cho thấy có đến 16 triệu đàn ông, 0,5% số nam giới trên toàn thế giới là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Đáng kinh ngạc hơn có đến 8% đàn ông sống trong khu vực đế chế Mông Cổ cũ có nhiễm sắc thể Y liên quan đến dòng dõi hoàng gia. Dòng dõi đã được truyền khoảng 1.000 năm. Nghiên cứu này chỉ tính đến những người đàn ông bởi nó phụ thuộc vào nhiễm sắc thể Y để phân tích dòng dõi.
Đế quốc Mông Cổ thời kỳ đỉnh cao cai trị một vùng rộng lớn từ Trung Quốc đến Iran và một phần của Nga, mở rộng sang châu Âu. Về sau, Mông Cổ đã bị lu mờ bở Đế quốc Anh.
Các phát hiện di truyền được những nhà nghiên cứu xem là bằng chứng về ảnh hưởng của một cá thể có nhiều con cái có thể có trong một loài. Nó còn được gọi là lựa chọn tự nhiên dựa trên giới tính.
Thành Cát Tư Hãn sinh năm 1162 tại Mông Cổ. Ông kết hôn lần đầu năm 16 tuổi nhưng cả đời lấy nhiều vợ và có nhiều nhân tình. Người vợ đầu tiên của ông là Borte đã sinh ra 4 người con trai. Họ trở thành người thừa kế triều đại.
Thành Cát Tư Hãn được cho là có 16 triệu hậu duệ rải rác khắp các châu lục. Ảnh: thevintagenews
Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, quân đội Mông Cổ đã ráo riết mở rộng khắp châu Á. Với đội quân khổng lồ, Mông Cổ đã thành công dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Họ nổi tiếng với đội kỵ binh dũng mãnh, di chuyển nhanh trong suốt trận chiến. Thành Cát Tư Hãn và đội quân của ông sử dụng chiến thuật rất tàn bạo. Mỗi khi một thành phố lớn bị chinh phục, một bộ phận lớn dân số, cả người và động vật đều bị tàn sát. Những người sống sót bị cướp bóc và hãm hiếp. Một số được sử dụng làm lá chắn cho quân đội Mông Cổ trong những trận tấn công sau đó.
Sau khi chinh phục một lãnh thổ, Thành Cát Tư Hãn sẽ là người đầu tiên được lựa chọn những cô gái đẹp để thêm vào hậu cung của mình. Theo một ước tính, ông đã khiến hơn 1.000 phụ nữ khác nhau mang thai. Nhưng không biết ông đã có bao nhiêu đứa con.
Thành Cát Tư Hãn chết năm 1227, có thể do mệt mỏi hoặc bệnh hô hấp. Những người thừa kế của ông cũng rất sung mãn. Một trong số các con của ông được cho là có 40 con trai cùng với vợ và thê thiếp, chưa kể những đứa con ngoài giá thú. Các con của Thành Cát Tư Hãn lại có thêm nhiều con hơn nữa, giúp mở rộng di sản của ông đi khắp các lục địa.
Một người bố nhiều con khác khác trong lịch sử là người trị vì nhà Minh ở Trung Quốc tên Giác Xương An. Con cháu di truyền của ông thời hiện đại ước tính khoảng 1,5 triệu nam gới ở miền bắc Trung Quốc hiện nay. Giác Xương An mất năm 1583. Giống như Thành Cát Tư Hãn, ông cũng có rất nhiều vợ cũng như thê thiếp đã sinh con cho ông. Đời sau của Giác Xương An đã thành lập Nhà Thanh, trị vì Trung Quốc từ năm 1644-1912.
Những người đàn ông có nhiều hậu duệ khác đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Họ được cho là có nguồn gốc từ các khu vực ở Trung Đông đến Đông Nam Á và sống trước thời Thành Cát Tư Hãn hoặc Giác Xương An, từ khoảng năm 2.100 trước Công nguyên và 1.100 sau Công nguyên.
Trong số 5.000 người đàn ông được xét nghiệm trong nghiên cứu di truyền này, 37,8% thuộc về một trong những dõi khác. Tính toàn bộ dân số châu Á, khoảng 830 triệu người đàn ông mang nhiễm sắc thể của những người đàn ông này. Vậy họ là ai? Một giả thuyết được đưa ra: Họ là người cai trị yếu kém hơn của các đế chế nhỏ dọc tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Những thành phố thương mại này rất quan trọng đối với thương mại giữa các đế chế và vương quốc. Việc những người cai trị này có nhiều con được cho là do họ có địa vị xã hội cao, số lượng vợ nhiều hơn và tỷ lệ tử vong của con cái thấp hơn. Việc sử dụng ngựa để vận chuyển ngày càng tăng cũng cho phép việc truyền gene của họ đến các địa điểm rộng rãi.
Cách duy nhất để khám phá danh tính những người bố ẩn danh chính là tìm hài cốt chôn cất và trích xuất DNA của họ. Điều này khó có khả năng xảy ra. Ngay cả lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn giờ ở đâu cũng không được biết đến mặc dù giới khoa học đang cố khám phá nó.