Tin mới

'Người rừng' Hồ Văn Lang sống thế nào sau 7 năm về với cộng đồng

Thứ bảy, 02/05/2020, 10:12 (GMT+7)

"Người rừng" Hồ Văn Lang từng nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông, cộng đồng sau khi được chính quyền vào tận rừng sâu đưa về với gia đình, hòa nhập cộng đồng.

"Người rừng" Hồ Văn Lang (51 tuổi) và cha của mình là ông Hồ Văn Thanh ở xã Trà Phong, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã được gia đình và chính quyền địa phương vào tận rừng sâu đưa về năm 2013.

"Người rừng" Hồ Văn Lạc được đưa về với gia đình (ảnh internet)

Ngày đó, Hồ Văn Lang và bố của anh vẫn đang mặc khố được bện từ cây rừng, hai cha con duy trì sự sống bằng cách làm nhà trên cây cao, sống với chim chóc, muông thú trong rừng và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống bên ngoài.

Thời điểm rời khu rừng xanh, Hồ Văn Lang như một cậu bé dù thời điểm đó anh đã 44 tuổi. Tuy nhiên, sau 7 năm hòa nhập cộng đồng, được trở về với vòng tay gia đình, xã hội quan tâm, cuộc sống của "người rừng" một thời đã có không ít những thay đổi.

Trước đó, anh Lang và cha đẻ từng có cuộc sống tách biệt hoàn toàn với xã hội (ảnh internet)

Hồ Văn Lang thích nuôi trâu chính vì thế mà anh đã được em trai Hồ Văn Tri đầu tư xây dựng chuồng và hàng rào kiên cố để chăn 3 chú trâu. Dù không biết tiếng Kinh nhưng khi được em trai phiên dịch sang tiếng dân tộc Cor, anh Lang hào hứng bỏ dở việc để nói về sở thích của mình.

Thích nuôi trâu, thương trâu không có cỏ ăn nhưng "người rừng" Hồ Văn Lang lại sợ không dám chăn trâu. Đó là lý do anh Lang làm hàng rào kiên cố và một cái giàn để làm chỗ cho trâu ăn từ trên cao.

Sau 7 năm, "người rừng" đã hòa nhập cộng đồng (ảnh DV)

Em trai của "người rừng" tiết lộ chưa bao giờ anh Lang dám bước xuống khu đất nuôi nhốt trâu vì sợ. Khi nào phải lùa đàn trâu đi xa, anh Lang mới dám xuống khu đất nhưng lại leo vội lên mỏm đá cao trong đó để ngồi.

Theo chia sẻ của người hàng xóm về anh Lang, người này nói rằng thấy Lang nuôi trâu rất vui, chẳng ai trong làng làm được chỗ nuôi trâu kiên cố như Lang. Từ khi ở rừng về, Lang hòa nhập hơn và thay đổi nhiều.

Anh Lang thích nuôi trâu nhưng lại sợ chăn trâu (ảnh DV)

Thi thoảng khi được em trai hỏi vui bằng tiếng Cor rằng có thích cuộc sống hiện tại? Có thấy giống hồi sống trong rừng, "người rừng" Hồ Văn Lang lại gật gù cái đầu rồi cười.

Ở rừng chỉ nghe tiếng chim, muông thú còn về đây nghe tiếng máy nổ, gặp nhiều người và được nói chuyện bằng tiếng quê hương.

Nụ cười sau 7 năm về với cộng đồng của "người rừng" Hồ Văn Lang (ảnh DV)

Vậy là sau 7 năm, "người rừng" Hồ Văn Lang đã có cuộc sống thay đổi tích cực hơn. Đây chắc chắn là một hành trình dài của sự thích nghi, thay đổi và hòa nhập cộng đồng và cuối cùng thì Lang đã làm được.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news