Người xưa có câu chuyện "Tái ông mất ngựa" để nói về việc trong phúc có họa, trong họa có phúc. Lúc này phúc chưa hẳn là chuyện tốt, kiếp sau gặp họa cũng chưa hẳn là chuyện xấu. Những gì bạn nhìn thấy trên bề mặt không nhất thiết là sự thật. Điều tốt và xấu thực sự được ẩn giấu đằng sau những gì chúng ta không thể nhìn thấy.
Trời muốn hại người trước tiên dùng phúc nhỏ để khiêu khích sự kiêu ngạo, trời muốn ban phúc thì trước tiên dùng họa nhỏ để dọa người. Con người không nên hưởng 4 phúc này vì có thể gây nguy hiểm cho gia đình và con cháu.
1. Dựa dẫm quá nhiều vào di sản của ông bà tổ tiên
Mỗi thế hệ người lớn tuổi sẽ để lại tiền bạc, tài sản cho con cháu, với hy vọng thế hệ sau có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc hơn. Di sản này vừa tốt lại vừa xấu. Điều tốt là thế hệ trẻ không phải lo lắng gì, nhưng điều tệ hại là trẻ sẽ nảy sinh tâm lý ỷ lại.
Người xưa có câu "không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời". thế hệ đầu tiên chăm chỉ khởi nghiệp, thế hệ thứ hai trở nên yếu đuối và lười biếng, chỉ biết dựa vào cha mẹ mà ngồi ăn.
Cơ nghiệp người lớn để lại cuối cùng sẽ tiêu hết vào một ngày nào đó. Cuộc đời chúng ta còn rất dài, nếu không nỗ lực, gia sản tổ tiên để lại sẽ là sự hối tiếc trong đời chúng ta.
Bạn càng giàu, bạn càng phải nhớ một chân lý: thành công đến từ sự cần kiệm và thất bại đến từ sự phung phí. Làm việc chăm chỉ và tiết kiệm là bản chất của thành công. Xa hoa, sung sướng là gốc rễ của sự thất bại. Ở đời người, thà nương vào mình còn hơn nương nhờ người và trời đất.
2. Dựa dẫm vào cha mẹ
Đây là thời đại của sự hướng nội và áp lực. Mọi người đều bận rộn trong nhịp sống hối hả, nhưng họ không biết ý nghĩa của cuộc sống là gì và họ muốn theo đuổi điều gì.
Có người đưa ra quan điểm nằm ườn, không chịu lao động, dựa dẫm cha mẹ. Ngày xưa nuôi con để ngừa già, bây giờ nuôi con hết cả tuổi già. Một đứa trẻ không trải đời, không chịu gian khổ thì chỉ được an nhàn nhất thời. Nhưng cuộc sống luôn có vui buồn lẫn lộn, chúng ta sẽ phải trải qua hết, không cha mẹ nào có thể gánh vác thay con.
Chán nản nhất thời không phải là giải pháp lâu dài. Chỉ bằng cách phấn đấu để cải thiện bản thân và không khuất phục trước những thất bại, chúng ta mới có thể có tương lai.
3. Luôn gây sự với người trong nhà là khởi đầu cho sự tan nát gia đình
Bản chất con người luôn "gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau", cứ thích gây rối với người trong nhà.
Mọi người không thể hiểu được người ngoài và biết người ngoài không dễ bắt nạt. Do đó, nhiều người quay về bắt nạt người nhà. Họ biết dù có làm gì trong nhà cũng sẽ được tha thứ.
Nhưng mọi sự tha thứ đều có giới hạn. Nói cách khác, sức chịu đựng của con người có giới hạn.
Bắt nạt người trong nhà có thể khiến chúng ta thỏa mát trong phút chốc. Nhưng đến khi người nhà phản kháng, chẳng phải gia đình sẽ tan nát?
Là một thành viên trong gia đình, đừng luôn bắt nạt những người xung quanh và khiến họ phải xấu hổ. Điều chúng ta phải làm là đoàn kết các thành viên trong nhà và sống hòa thuận với nhau.
4. Người thông minh lại bị thông minh hại
Nếu chúng ta thông minh và có phước thì chỉ cần sử dụng 7 phần trí tuệ, phước lành của mình, 3 phần còn lại hãy dành cho thế hệ tương lai, để chúng có nhiều cơ hội hơn. Nếu bạn tận dụng hết sự thông minh và phước báu của mình thì không những làm khổ bản thân mà còn khổ cho con cháu đời sau.
Thành công hay thất bại tạm thời không là gì cả, tương lai mới là thứ lâu dài. Vì vậy, hãy phóng tầm nhìn ra xa một chút, theo đuổi sự phát triển lâu dài.