Tin mới

Nhà máy hạt nhân Triều Tiên: "Quả bom hẹn giờ" với Trung Quốc

Thứ ba, 10/02/2015, 16:27 (GMT+7)

Thật là sai lầm chết người khi cho rằng chương trình hạt nhân của Triều Tiên không phải là mối quan tâm của Trung Quốc, Zhang Liangui, một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Trường Đảng Trung Quốc nói.

Thật là sai lầm chết người khi cho rằng chương trình hạt nhân của Triều Tiên không phải là mối quan tâm của Trung Quốc, Zhang Liangui, một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Trường Đảng Trung Quốc nói.

 

Trong một bài bình luận đăng cuối tuần qua, ông Zhang cho biết nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng Triều Tiên là vấn đề đối với Mỹ và rằng tất cả những gì Bắc Kinh cần làm là hỗ trợ hòa bình trên danh nghĩa cho bán đảo Triều Tiên chứ không phải là tích cực tham gia vào quá trình phi hạt nhân hóa bởi điều này đánh đồng với việc tiếp tay cho Washington.

Ông Zhang tin rằng tuy là một quốc gia láng giềng nhưng Trung Quốc rất quan tâm đến các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Các chuyên gia khắp thế giới đều coi đây là một thảm họa tiềm tàng.

Nhà khoa học hạt nhân Mỹ Siegfried Hecker đã tiết lộ trong một diễn đàn năm 2012 rằng ông đã cảm thấy choáng trước quy mô và phạm vi  của các cơ sở hạt nhân nước này khi ông được chứng kiến trong 2 chuyến đi tới Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon vào năm 2004vaf 2010. Tuy nhiên, công nghệ của Triều Tiên vẫn còn nguyên thủy do sự cô lập của họ với phần còn lại trên thế giới. Và điều này khiến các cơ sở hạt nhân của họ cực kỳ không an toàn, ông Hecker nói thêm.

Ông Heck nói rằng mình lo ngại đây sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi Triều Tiên trải qua một thảm họa hạt nhân lớn và đặt câu hỏi liệu Mỹ có nên đưa ra nhận định về độ an toàn trong lĩnh vực này dù điều đó sẽ giúp Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Heck thậm chí còn hỏi các đại biểu Trung Quốc tại diễn đàn này là liệu họ có bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề hóc búa này hay không.

Ảnh chụp từ trên cao của Trung tâm Khoa học Hạt nhân Yong Byon của Triều Tiên

Vào năm 2012, Triều Tiên đứng ở vị trí cuối cùng trong bản báo cáo “Nuclear Threat Initiative” – "Sáng kiến đe dọa hạt nhân" của Mỹ, nói về các biện pháp an toàn của các nước đang nắm giữ vật liệu hạt nhân. 1 năm sau đó, một báo cáo của Tây Ban Nha cũng xếp hạng cơ sở hạt nhân của Triều Tiên là một trong những cơ sở không an toàn nhất thế giới. Bản báo cáo này lưu ý rằng hệ thống đường ống dẫn của họ đã bị hưu hại nghiêm trọng vào năm 2004.

Tháng 4 năm ngoái, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã đã có bài báo bình luận về mức độ an toàn của chương trình hạt nhân Triều Tiên. Bài báo nói rằng các hình ảnh vệ tinh cho thấy những cơn bão mùa hè và lũ lụt đã khiến hệ thống cấp nước làm mát lò phản ứng bị hỏng.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng bày tỏ mối quan ngại về sự an toàn của các cơ sở hạt nhân Triều Tiên. Đưa ra lời bình luận tại diễn đàn an ninh hạt nhân ở Hagur vào tháng 3 năm ngoái, bà Park cho rằng chỉ cần một ngọn lửa nhỏ ở Yongbyon cũng có thể gây ra một thảm họa hạt nhân kinh khủng hơn Chernobyl.

Tác động của một thảm họa hạt nhân ở Triều Tiên sẽ gây ra sự tàn phá khủng khiếp, ông Zhang nói. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima Daiichi tại Nhật Bản năm 2011 do mọt trận động đất và sóng thần gây ra đã khiến 300.000 người tại các khu vực xung quanh phải sơ tán. 4 năm sau đó, các nhà máy hạt nhân bị phát hủy vẫn còn tiếp tục phát chất ô nhiễm phóng xạ xuống biển. Các báo cáo cho thấy cuộc sống dưới biển đã bị biến dạng và trở nên phổ biến trong khu vực. Nhìn lại xa hơn, thảm họa Chernobyl năm 1986 tại thị trấn Pripyat, Ukraine khiến cho đến nay, sau 30 năm, khu vực này vẫn không thể cư trú.

 

Cho rằng Yongbyon nằm trong khu vực động đất và cách thị trấn biên giới Trường Bạch của Trung Quốc chỉ 75 km, nhiều cư dân tại khu vực phía đông bắc nước này quan ngại về những hậu quả của cuộc khủng hoảng hạt nhân, ông Zhang nói. Sau vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên vào năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập một số trạm quan trắc bức xạ tại phía đông bắc đất nước. Hiện có hơn 150 trạm quan trắc tự động đang thu thập dữ liệu bức xạ tại Trung Quốc.

 

Ngoài ra, không có nghi ngờ gì về việc chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang phát triển, ông Zhang nói. Dựa trên số liệu do Viện Địa chất và Tài Nguyên của Liên bang Đức phát hành, vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên đã phát ra năng lượng tương đương với 40.000 tấn TNT, mạnh gấp 3 lần so với quả bom nguyên tử đánh vào Hiroshima năm 1945. Viện này cũng ước tính vụ thử nghiệm thứ 3 mạnh ngang với một trận động đất mạnh 5,2 độ. Hai vụ thử đầu tiên mạnh 4,2 và 4,8 độ tương ứng.

Mối quan tâm lớn bây giờ là việc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân có thể khiến núi lửa Trường Bạch dọc biên giới Trung – Triều phun trào. Núi lửa không hoạt động này đã từng phun trào 10 lần trong hàng ngàn năm qua, lần gầnđây nhất là vào năm 1903. Các chuyên gia Hàn Quốc tin rằng núi lửa này sẽ hoạt động trở lại nếu có cuộc thử nghiệm mạnh 6,0 độ richter xảy ra và 60% năng lượng phá hủy từ vụ phun trào sẽ tràn vào Trung Quốc.

Một khả năng khác là ô nhiễm hạt nhân nghiêm trong cũng sẽ xảy ra nếu Mỹ tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Một báo cáo bí mật vào năm 1994 của chính quyền cựu Tổng thống Clinton đã đánh giá về tác động của một cuộc tấn công như vậy. Báo cáo ước tính thiệt hại do các chất phóng xạ gây ra sẽ lan rộng từ 400 - 1.400 km, mở rộng sang cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Tỷ lệ tử vong sẽ từ 80 – 100% trong vòng bán kính 10-50 km tính từ Yongbyon. Tỷ lệ sống sót sẽ chỉ khoảng 20% trong vòng bán kính 30-80 km. Thậm chí, 5 năm sau, các khu vực trong vòng bán kính 700 km từ cơ sở này vẫn bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm phóng xạ.

Ông Zhang lưu ý rằng việc đánh giá được tiến hành từ 20 năm trước, khi mà Yongbyon mới chỉ có 2 lò phản ứng hoạt động. Kể từ đó, Triều Tiên đã mở rộng đáng kể các cơ sở và được cho là đang lưu trữ bom hạt nhân ở đó, ông nói thêm.

Bảo Linh (tin tức Wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news