Tin mới

Những tin giả trên Internet khiến nhà nhà tin là thật

Thứ năm, 29/04/2021, 16:42 (GMT+7)

Giữa một biển tin tức như hiện nay, thật khó để tin tưởng những thông tin chúng ta thấy trên mạng. Ngay cả những nguồn tin lớn và đáng tin cậy nhất tển mạng đôi khi cũng đưa tin sai.

Trước sự phát triển vượt bậc của Internet như ngày nay bạn sẽ hoang mang trước biển tin tức. Dưới đây là những huyền thoại mà ai cũng tin là thật nhưng thực tế lại là "fake news".

1. Bạn không thể đậu xe trên đường phố Nhật Bản

Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật

Cư dân mạng thấy những bức ảnh đường phố Nhật Bản không xe hơi và họ nghĩ mọi người không được đậu xe trên phố. Điều này chỉ đúng một phần. Theo luật đậu xe năm 1957 của Nhật Bản, việc đỗ xe trên phố bị cấm. Tuy nhiên, vẫn có những tuyến phố có biển báo cho phép đậu xe. Vì vậy, bạn vẫn có thể bắt gặp xe hơi đậu trên phố.

Một sự thật thú vị nữa là trước khi mua xe, người Nhật Bản phải chứng minh với nhà chức trách rằng họ có nơi để xe. Họ phải mua hoặc thuê một chỗ đậu xe có thể đắt ngang với một căn hộ nhỏ.

2. Trẻ em sinh trên máy bay có thể bay vòng quanh thế giới miễn phí

Các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề này. Nói chung, bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể có 2 quốc tịch: quốc tịch theo bố hoặc mẹ, hoặc quốc tịch liên quan đến nơi bé sinh ra. Đứa trẻ có thể là công dân của quốc gia sở hữu máy bay hoặc nơi máy bay hạ cánh, hay vùng trời máy bay đi qua lúc bé chào đời.

Một số người nghĩ các hãng hàng không sẽ để những em bé sinh ra trên máy bay của họ được bay miễn phí. Nhưng điều này chưa chắc đúng. Chỉ một số hãng hàng không châu Phi và châu Á cho phép trẻ em được hưởng đặc quyền bay miễn phí suốt đời. Những hãng khác chỉ cho phép bay trước 21 tuổi hoặc cung cấp một vài chuyến bay.

3. Núi chó

Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật

Nhiều người dùng Internet tỏ ra thích thú trước ngọn núi trông giống một con chó. Nhưng đó là bức ảnh đã qua chỉnh sửa. Bản gốc của nó trông khá bình thường.

4. Lâu đài trên đá

Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật

Thật không may, tòa lâu đài xinh đẹp nhiều người ao ước tới thăm lại là sản phẩm của Photoshop. Tảng đá nằm trong Vườn quốc gia Phang Nga ở Thái Lan còn lâu đài lại nằm ở Đức.

5. Nấm bờm sư tử to bằng người

Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật

Vào tháng 2/2021, bức ảnh một cây nấm khổng lồ hình bờm sư tử được chia sẻ rộng rãi trên Twitter kèm theo dòng chú thích "Nấm bờm sư tử mọc trên đầm lầy". Những cây nấm này thường mọc trên cây ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Kích thước của chúng rất lớn, có thể bằng một quả bóng đá nhưng to như trong ảnh là không thể.

Trên thực tế, đây là bức ảnh đã được chỉnh sửa của Susi Brister có tên 613 Silky Straight in Swamp từ năm 2013.

6. Kẹo cao su trong dạ dày mất 7 năm tiêu hóa

Khi còn nhỏ, chúng ta tin rằng nếu nuốt kẹo cao su thì nó sẽ ở lại trong dạ dày 7 năm. Tất nhiên, đây chỉ là một tin đồn. Kẹo cao su gồm polyme tự nhiên hoặc tổng hợp, cao su, chất tạo hương và làm ngọt. Thứ duy nhất dạ dày không thể tiêu hóa là bã kẹo cao su. Tuy nhiên, nó không tồn tại mãi mãi mà sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hóa.

7. Cây vòi voi

Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật

Mặc dù đây là bức ảnh đã qua chỉnh sửa nhưng nhiều người vẫn tin nó là thật. Trên thực tế, đó là một khu vườn ở thành phố Pristina.

8. Tắc kè hoa thay đổi màu khi leo lên những cây bút chì nhiều màu

Cuối năm 2020, một video ghi lại cảnh chú tắc kè hoa leo lên những cây bút chì đầy màu sắc trở nên nổi tiếng khắp MXH. Bài đăng thu hút gần 1,5 triệu lượt thích. Nhưng nó là giả. Video xuất hiện lần đầu trên Instagram vào tháng 6/2020 và tác giả đã chỉnh sửa nó trên máy tính.

Nhiều người tin rằng tắc kè hoa đổi màu theo môi trường nhưng sự thật không phải vậy. Trên thực tế, chính tâm trạng của con vật mới quyết định màu sắc.

9. Hươu cao cổ chơi trong công viên

Vào tháng 10/2020, một bài đăng có video ghi cảnh hươu cao cổ con đang chạy quanh công viên đã lan truyền và được hàng ngàn lượt chia sẻ. Nhưng video này là giả.

Đó là sản phẩm của nghệ sĩ Vernon James Manlapaz và được đăng tển Instagram của anh vào tháng 8/2020. Anh có rất nhiều video kiểu như vậy trên Instagram của mình, chẳng hạn như rùa bay, chó khổng lồ.

10. Bạch tuộc di chuyển rất nhanh

Vào tháng 8/2020, một đoạn clip khác ghi lại cảnh con bạch tuộc di chuyển dọc bãi biển với tốc độ đáng kinh ngạc cũng lan truyền. Có điều con bạch tuộc này không có thật, nó là sản phẩm của một nghệ sĩ hiệu ứng hình ảnh đến từ Qatar.

11. Những con kênh ở Venice đầy chim hồng hạc

Bạn có thể tìm thấy chim hồng hạc ở Italy nhwgn trong bức ảnh này thì không. Nó là sản phẩm của nghệ sĩ Kristina Makeeva và không hề có thật.

Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật
Những fake news trên Internet khiến nhà nhà tin là thật

(Theo Bright Side)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news