Mỹ sẽ nhận ít nhất 10.000 người tị nạn Syria vào năm tài chính tới, trong khi một số quốc gia Vùng Vịnh không tái định cư cho người Syria nào.
Khoảng 4,1 triệu người Syria đang chạy trốn khỏi quê hương bởi cuộc chiến tranh dân sự kéo dài hơn 4 năm. Một số quốc gia nhận quá nhiều người nhập cư, trong khi một số nước nhận rất ít hoặc không nhận trường hợp nào.
Khủng hoảng nhập cư châu Âu |
Dưới đây là những thống kê của các chuyên gia đăng trên báo CNN:
Thổ Nhĩ Kỳ: 1,9 triệu người
Đây là địa điểm số 1 dành cho những gia đình di cư. Nước này hiện có hơn một nửa số người tị nạn Syria và rõ ràng nhiều hơn khả năng họ có thể giải quyết.
Lý giải địa lý cho điều này là do Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có chung đường biên giới. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc (LHQ), hơn một nửa số người tị nạn Syria ở đây dưới 17 tuổi.
Ảnh: CNN |
Lebanon: 1,1 triệu người
Đáng chú ý là con số 1,1 triệu người này đánh dấu người tị nạn ở của đất nước 4,4 triệu dân này đã tăng 25%.
Lebanon trở thành nước có mật độ dân di cư cao nhất,theo LHQ. Nước này cũng có chung biên giới với Syria.
Jordan: 629,000
Jordan cho tị nạn rất nhiều người đến từ Syria, Iraq, Somalia, Sudan nhưng người Syria chiếm nhiều nhất, theo LHQ.
Nước này có lịch sử lâu đời về việc nhận người di cư. Gần một nửa trong số 7 triệu dân cư nước này có nguồn gốc từ Palestine.
Những người di cư Syria làm căng thẳng các nguồn lực của Jordan và có thể gây nên những cái nhìn tiêu cực từ cộng đồng người Jordan về những người tị nạn.
Iraq: 249,000
Giống Syria, Iraq bị tấn công bởi nhóm người Hồi giáo cực đoan tự xưng IS.
Không ngạc nhiên, hầu hết người tị nạn Syria ở đây định cư ở vùng bắc Iraq như Irbil, Duhuk and Nineveh – những nơi gần với biên giới Syria nhất và có đông người Kurd nhất, theo LHQ.
Tuy nhiên, điều này lại gây một số ý kiến bất ngờ bởi Iraq cũng xảy ra nhiều bất ổn, bị IS đe dọa và tạo ra một số lượng lớn người tị nạn của nước này.
Ai Cập: 132,000 người
Ảnh: CNN |
Người ta tự hỏi làm thế nào quốc gia Trung Đông này lại nhận phần lớn người tị nạn Syria.
Thực tế, một tỷ phú Ai Cập là Naguib Sawiris, đã hỏi mua một hòn đảo cho người tị nạn. Ông muốn mua đảo từ Hy Lạp hoặc Ý. Dự kiến hòn đảo sẽ được ông đặt tên là Hope.
Các nước đang nhận đơn xin tị nạn của người Syria
Đức: 98.700
Khi Đức đối mặt với yêu cầu xin tị nạn từ người Syria lớn nhất ở châu Âu, Thủ tướng Angela Merkel đã kêu gọi có các hạn mức dành cho mỗi nước để cùng chia sẻ trách nhiệm với những người di tản, cả từ Syria.
Đức dự kiến có tổng đơn xin tị nạn tăng lên trên con số 98.700 người riêng từ Syria.
Có thể có 800.000 đơn xin tị nạn ở Đức trong năm nay, và nước này có thể nhận 500.000 người tị nạn mỗi năm, theo Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel.
Thụy Điển: 64.700
Thủ tướngThụy Điển Stefan Lofven đã tham dự buổi họp báo cùng bà Merkel trong tuần này để thúc giục một biện pháp toàn châu Âu giúp cưu mang những người tị nạn.
Trong những năm 1990, Thụy Điển đã chấp nhận 84.000 người tị nạn từ Balkans.
Pháp: 6.700
Số đơn xin tị nạn này khá thấp. Nhưng giờ chúng chắc chắn sẽ tăng khi mà Tổng thống Pháp François Hollande đã nói rằng Pháp sẵn sàng nhận thêm trách nhiệm và cho 24.000 người tị nạn định cư trong hai năm tới.
Vương quốc Anh: 7.000
Đơn xin tị nạn có thể tăng khi họ nói sẽ cho 20.000 người tị nạn Syria đến trong 5 năm tới.
Anh cũng sẽ tập trung tái định cư những trại tị nạn ở các nước giáp Syria, không chỉ những người đã vào châu Âu, Thủ tướng Anh David Cameron nói hôm thứ 5.
Ông Cameron cũng nói, người tị nạn sẽ nhận được hộ chiếu nhân đạo 5 năm. Theo thống kê của LHQ, Anh là nước viện trợ nhân đạo lớn thứ hai đối với người tị nạn Syria ở khu vực Trung Đông.
Đan Mạch: 11.300
Đan Mạch đã nhận khá lớn đơn xin tị nạn Syria nhưng mới hạn chế số thêm người nhập cư vì không thể giải quyết kịp dòng người vào châu Âu quá lớn trong những ngày này.
Hungary: 18.800
Nhiều người tị nạn Syria miễn cưỡng nộp đơn xin tị nạn vào Hungary.
Để thắt chặt tình trạng an ninh và giảm thiểu tình trạng vượt biên bất hợp pháp, chính quyền Hungary đã xây dựng trại trung chuyển với hàng rào cao tới 4m chằng chịt dây thép gai dành riêng cho người tị nạn.
Hầu hết dân tị nạn đều muốn được nhập cảnh tại Hungary rồi đi tới Đức, nơi được coi như miền đất hứa với họ.
Ngoài ra còn có những quốc gia châu Âu khác cũng nhận được đơn xin tị nạn như Tây Ban Nha, Hà Lan, Australia, Thụy Sĩ, Bulgaria,…theo LHQ.
Bắc Mỹ
Mỹ: tái định cư cho 1.500 người
Khoảng 1.500 người tị nạn Syria đã được Mỹ nhận kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột năm 2011.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, số người này đã tăng lên dần qua từng năm, ví dụ từ 23 người vào năm 2011 lên đến 1.199 người trong năm tài chính này. Thêm 300 người nữa dự kiến sẽ được chấp nhận vào cuối năm tài chính này.
Trước những câu hỏi về con số ít ỏi này, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu “tăng quy mô” số người tị nạn Syria lên ít nhất 10.000 người trong năm tài chính tới, theo phát ngôn viên Nhà Trắng hôm thứ 5 cho biết. Số người dự kiến được tái định cư này sẽ nằm ngoài hạn mức 75.000 người tị nạn cho năm tới, một quan chức cấp cao Mỹ cho hay.
Hạn ngạch sẽ được nâng lên, nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng.
Theo LHQ, Mỹ đóng góp viện trợ lớn nhất trong cuộc khủng hoảng tị nạn Syria, với hơn 574 triệu USD, chiếm 31% tổng nguồn viện trợ.
Canada: tái định cư cho 10.000 người
Hơn 2.370 người tị nạn Syria đã tái định cư ở Canada từ tháng 1/2014, và nước này đã cam kết vào tháng Một để chấp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong giai đoạn ba tháng tới, theo hãng Toronto Sun.
Theo nguồn tin tức, có 1.074 người tị nạn Syria đã đến Canada.
Các quốc gia giàu có khác
Australia: tái định cư cho 12.000 người
Thủ tướng Tony Abbott nói, nước ông sẽ nhận thêm 12.000 người nhập cư chạy trốn khỏi cuộc xung đột ở Trung Đông.
Con số này gần gấp đôi số người hiện tại được phép vào Australia thông qua các chương trình nhân đạo.
Canberra cũng chi 44 triệu USD vào thực phẩm, chăn màn, các vật dụng khẩn cấp cho 240.000 người trong các trại tị nạn UNHCR trong gói cứu trợ 230 triệu USD.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, các nước thu nhập cao như Nga, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc – không hỗ trợ trường hợp tái định cư nào cho người Syria.
Các nước Vùng Vịnh
Saudi Arabia: 0
United Arab Emirates: 0
Kuwait: 0
Qatar: 0
Bahrain: 0
Đây được biết chung là các nước sát Vịnh Ba Tư, và mặc dù họ chia sẻ ngôn ngữ và Bán đảo Ả Rập với Syria, các quốc gia vùng Vịnh là những quốc gia ít ỏi không tham gia hiệp ước năm 1951 của LHQ cho người tị nạn.
Tóm lại, những nước vùng Vịnh chính thức không phải hỗ trợ việc lánh nạn hay tị nạn.
Đáp lại một số chỉ trích, các nước này cho biết, họ đã chi hàng triệu USD để giúp người di cư, lên tới hơn 500 triệu USD qua hơn hai năm, theo LHQ.
Họ cũng nói rằng người dân Syria đã vào các nước của họ bằng hộ chiếu và tiếp tục sống ở đây.
Theo Linh Mai/CNN