Tin mới

Những vũ khí bí mật của "Gấu Nga"

Thứ bảy, 06/06/2015, 11:38 (GMT+7)

Nếu bước vào một cuốn chiến tổng lực, Nga sẽ tung ra những vũ khí gì?

Nếu bước vào một cuốn chiến với NATO, Nga sẽ tung ra những vũ khí gì?

Để tiến hành cuộc chiến này, trước tiên cần có lực lượng các binh sĩ được huấn luyện bài bản kỹ lưỡng trong các chiến dịch bất đối xứng, khả năng tác chiến điện tử và trên không gian mạng tinh vi cùng với việc sử dụng các loại máy bay không người lái.

Khái niệm chiến tranh phi đối xứng của nga bắt nguồn từ một lý thuyết theo đó các bên tham chiến với khả năng hạn chế sẽ tìm cách vô hiệu hóa sức mạnh của đối phương. Ivan Arreguín-Toft, một học giả từ Trường đại học Boston đã nhấn mạnh luận điểm này trong một bài phát biểu về cách các nước với năng lực quân sự có hạn có thể đương đầu hay thậm chí là đánh bại các nước có tiềm lực quân sự mạnh hơn. Ông Putin dường như đang muốn thử thách khả năng chiến đấu của quân đội Nga, nhưng những bước đi của vị tổng thống này cho thấy ông không muốn một cuộc đối đầu trực diện với NATO. Tuy nhiên điều này vẫn đặt phương Tây dưới một mối hiểm họa lớn mặc dù Nga đang lạc giữa “thập diện mai phục” các biện pháp trừng phạt và cấm vận. Các tin tức gần đây cho thấy mối quan hệ Nga-Trung ngày càng trở nên nồng ấm khi hai bên đã tuyên bố không xâm phạm hệ thống mạng và máy tính của nhau. Điều này đã đặt ra một mối lo ngại theo đó Mỹ và các đồng minh của mình sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Bên cạnh đó, cuộc xung đột ở Ukraine cũng đã thể hiện khả năng tác chiến điện tử gây nhiễu tinh vi và các máy bay không người lái hiện đại của Nga.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars, cỗ máy răn đe hạt nhân mạnh nhất của Nga

Các đơn vị tác chiến điện tử và tác chiến trên không gian mạng được huấn luyện bài bản và chuyên nghiệp của Nga đã cắt đứt liên lạc giữa các lực lượng quân đội Ukraine, nhờ đó mà họ có thể dễ dàng sát nhập Crimea. Các cuộc tấn công mạng vào hệ thống email của Nhà Trắng và của Estonia đã phần nào cho thấy khả năng tác chiến rộng lớn của Nga để thu thập tin tức tình báo thông qua các thiết bị điện tử và cắt đứt đường dây thông tin liên lạc của đối phương. Sau các cuộc tấn công này, các hacker sẽ được sử dụng nhiều hơn cho các mục đích quân sự và ngoại giao. Việc các thiết bị điện tử của Nga tràn ngập ở Donbas đã khiến cho Ukraine phải đề xuất một dự luật cấm các nhân viên quân sự sử dụng điện thoại di động trong vùng chiến sự.

Đi đôi với sử dụng chiến tranh trên không gian mạng, việc Nga triển khai các máy bay không người lái cũng cho thấy mục tiêu của họ là thu thập các tin tức tình báo tốt hơn và chuyên nghiệp hóa các lực lượng trong quân đội. Họ sử dụng máy bay không người lái để thu thập thông tin tình báo, nhờ đó mà gia tăng đáng kể hiệu suất của các đợt pháo kích. Mặc dù đã rất cố gắng hạn chế các hoạt động trinh thám, tuy nhiên quân chính phủ vẫn tiếp tục chịu thương vong lớn bởi các cuộc nã pháo ngay sau khi các có các hoạt động do thám.

Chiến lược chiến tranh bất đối xứng dựa vào không gian mạng và tác chiến điện tử này không phải là kế hoạch ngày một ngày hai. Mặc dù liên tục tuyên bố việc phát triển các loại máy bay không người lái mới nhưng Nga không phơi bày tất cả chiến lược của họ. Điều này một lần nữa cho thấy, điểm yếu của họ là phụ thuộc vào vũ khí. Mặc dù các loại khí tài này sẽ là con át chủ bài của họ nhưng việc sử dụng chúng vẫn bộc lộ nhiều yếu điểm. Cho dù có nhiều thế mạnh nhưng sẽ còn “tốn nhiều cơm gạo” để các hoạt động phát triển máy bay không người lái đáp ứng được các yêu cầu về mặt chiến lược của Nga do chúng có giá rẻ hơn và dễ dàng điều khiển hơn các máy bay phản lực thông thường. Điều này đủ giúp Nga tránh được các phiền phức khi phi công bị bắt giữ hay phải duy trì việc triển khai một lực lượng không quân hùng hậu.

Nga rất khôn ngoan khi không khiêu khích các nước NATO một cách lộ liễu mà chỉ thăm dò phàn ứng của họ. Các cuộc tấn công phi đối xứng thông qua tác chiến điện tử và trên không gian mạng sẽ vẫn còn tiếp diễn và đã có những biện pháp thực tế để đối phó với các hành động này. Tuy nhiên, phương Tây cần phải nhận thức được việc hiện đại hóa quân đội của Nga vẫn còn tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu quân đội Nga tiếp tục được hiện đại hóa, các hoạt động tác chiến trên không gian mạng, tác chiến điện tử và nguy cơ về các mối đe dọa sẽ ngày một gia tăng theo sức mạnh của họ. Tính chất tinh vi, phức tạp của các loại vũ khí, khí tài khi đó sẽ trở thành một vấn đề thực sự đau đầu.

Tuấn Anh (Theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news