Tin mới

Nông dân thu tiền triệu sau Tết nhờ cây "trồng 1 năm thu cả đời"

Thứ năm, 02/02/2023, 18:42 (GMT+7)

Ra Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng trầu cau cho cúng lễ, đi chùa đền đầu năm tăng cao. Người dân trồng trầu không kiếm tiền triệu mỗi ngày từ bán lá này.

Trầu không là một trong những cây trồng truyền thống lâu đời của người dân xã Nghi Ân, Tp.Vinh. Loại cây này cho thu hoạch thường xuyên nên thu nhập tương đối ổn định. Bắt đầu từ năm 2015 - 2016, lá trầu không ở Nghi Ân được xuất khẩu sang Đài Loan thu nhập rất cao. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên mấy năm trở lại đây sản phẩm này không được xuất ngoại nữa.
Trầu không là một trong những cây trồng truyền thống lâu đời của người dân xã Nghi Ân, Tp.Vinh. Loại cây này cho thu hoạch thường xuyên nên thu nhập tương đối ổn định. Bắt đầu từ năm 2015 - 2016, lá trầu không ở Nghi Ân được xuất khẩu sang Đài Loan thu nhập rất cao. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên mấy năm trở lại đây sản phẩm này không được xuất ngoại nữa.
Cây trầu không cho thu nhập cao nhưng để chăm sóc loại cây này cũng kỳ công. Cây trầu cần phải trồng trong nhà giàn để ứng phó với thời tiết, có vây lưới bao quanh bảo vệ, ngăn ngừa các loại động vật vào đào phá làm hỏng gốc rễ và truyền bệnh cho trầu. Phân bón phải là phân chuồng hoai mục, hạn chế hoặc không dùng phân bón vô cơ. Về mùa hè nắng hạn phải dùng lá cây tủ gốc, thường xuyên tưới tạo độ ẩm cho đất, dùng lưới hay lá cây che phủ trên giàn cho trầu. Mùa mưa lụt phải tìm cách thoát nước.
Cây trầu không cho thu nhập cao nhưng để chăm sóc loại cây này cũng kỳ công. Cây trầu cần phải trồng trong nhà giàn để ứng phó với thời tiết, có vây lưới bao quanh bảo vệ, ngăn ngừa các loại động vật vào đào phá làm hỏng gốc rễ và truyền bệnh cho trầu. Phân bón phải là phân chuồng hoai mục, hạn chế hoặc không dùng phân bón vô cơ. Về mùa hè nắng hạn phải dùng lá cây tủ gốc, thường xuyên tưới tạo độ ẩm cho đất, dùng lưới hay lá cây che phủ trên giàn cho trầu. Mùa mưa lụt phải tìm cách thoát nước.
Theo ông Nguyễn Hồng Thái, trú tại xóm 5, xã Nghi Ân, gia đình trồng trầu không từ những năm 90 của thế kỷ trước. Thời điểm ban đầu, gia đình chỉ trồng vài bụi để sử dụng và bán ở chợ gần nhà. Tuy nhiên những năm gần đây, nhu cầu trầu không ngày càng cao, giá trị kinh tế mang lại gấp nhiều lần so với cây trồng khác nên sau đó, gia đình ông quyết định mở rộng diện tích. 'Hiện tại, gia đình tôi có khoảng 1.500m2 trầu không ở đất vườn và đất ruộng, mỗi tháng cho thu nhập trung bình từ 25 - 30 triệu đồng từ bán lá trầu. Đặc biệt, thời điểm trước Tết và sau Tết nhu cầu cúng bái, lễ lạt nhiều có thể thu nhập nhiều hơn nữa”, ông Thái cho biết.
Theo ông Nguyễn Hồng Thái, trú tại xóm 5, xã Nghi Ân, gia đình trồng trầu không từ những năm 90 của thế kỷ trước. Thời điểm ban đầu, gia đình chỉ trồng vài bụi để sử dụng và bán ở chợ gần nhà. Tuy nhiên những năm gần đây, nhu cầu trầu không ngày càng cao, giá trị kinh tế mang lại gấp nhiều lần so với cây trồng khác nên sau đó, gia đình ông quyết định mở rộng diện tích. "Hiện tại, gia đình tôi có khoảng 1.500m2 trầu không ở đất vườn và đất ruộng, mỗi tháng cho thu nhập trung bình từ 25 - 30 triệu đồng từ bán lá trầu. Đặc biệt, thời điểm trước Tết và sau Tết nhu cầu cúng bái, lễ lạt nhiều có thể thu nhập nhiều hơn nữa”, ông Thái cho biết.
Theo ông Thái, tất cả lá trầu đều có giá trị. Lá trầu đẹp thì bán phục vụ nhu cầu cúng bái của người dân, giá dao động 1.000-1.500 đồng/lá, có thời điểm lên tới 3.000 đồng/lá. Loại lá xấu thì bán cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu, làm dược liệu giá từ 25.00 đồng - 30.000 đồng/kg. Thời điểm trầu không bán chạy nhất, được giá nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, Tết ông Công, ông Táo cho đến Rằm tháng Giêng. Ngày cao điểm gia đình ông thu nhập có khi từ 2 - 3 triệu đồng.
Theo ông Thái, tất cả lá trầu đều có giá trị. Lá trầu đẹp thì bán phục vụ nhu cầu cúng bái của người dân, giá dao động 1.000-1.500 đồng/lá, có thời điểm lên tới 3.000 đồng/lá. Loại lá xấu thì bán cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu, làm dược liệu giá từ 25.00 đồng - 30.000 đồng/kg. Thời điểm trầu không bán chạy nhất, được giá nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, Tết ông Công, ông Táo cho đến Rằm tháng Giêng. Ngày cao điểm gia đình ông thu nhập có khi từ 2 - 3 triệu đồng.
Theo ông Thái, lá trầu không được mệnh danh là loại cây trồng một lần, thu hoạch cả đời. Tuy nhiên, cây trầu không khá khó tính, tốn công làm đất, chăm sóc, hay bị sâu bệnh và khả năng chống chịu với thời tiết kém. Cây dễ rụng lá rồi chết khi bị ngập úng, sương muối, nắng nóng. Loại cây trồng này lại bị nhiễm dịch nấm theo chu kỳ. Tuy nhiên, do trồng lâu năm nên người dân nơi đây đều có bí quyết cho riêng mình để chữa sâu bệnh.
Theo ông Thái, lá trầu không được mệnh danh là loại cây trồng một lần, thu hoạch cả đời. Tuy nhiên, cây trầu không khá khó tính, tốn công làm đất, chăm sóc, hay bị sâu bệnh và khả năng chống chịu với thời tiết kém. Cây dễ rụng lá rồi chết khi bị ngập úng, sương muối, nắng nóng. Loại cây trồng này lại bị nhiễm dịch nấm theo chu kỳ. Tuy nhiên, do trồng lâu năm nên người dân nơi đây đều có bí quyết cho riêng mình để chữa sâu bệnh.
Toàn xã Nghi Ân có vài chục hộ dân trồng cây trầu hàng hóa, tập trung nhất nhiều ở các xóm 5, 7, 8. Nhà trồng nhiều vài sào, ít cũng khoảng vài ba thước. Theo đó, nhiệt độ thích hợp cho cây trầu không là 20-30 độ C.
Toàn xã Nghi Ân có vài chục hộ dân trồng cây trầu hàng hóa, tập trung nhất nhiều ở các xóm 5, 7, 8. Nhà trồng nhiều vài sào, ít cũng khoảng vài ba thước. Theo đó, nhiệt độ thích hợp cho cây trầu không là 20-30 độ C.
Vào dịp cuối năm và đầu năm nhu cầu thờ cúng tăng, giá trầu tăng cao so với ngày thường (gấp 3 đến 4 lần) đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.
Vào dịp cuối năm và đầu năm nhu cầu thờ cúng tăng, giá trầu tăng cao so với ngày thường (gấp 3 đến 4 lần) đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.
Ông Nguyễn Duy Thọ - Chủ tịch Hội nông dân xã Nghi Ân cho biết, có thời điểm xã Nghi Ân có diện tích lên đến vào ha. Tuy nhiên, do trầu không khá kén, dễ sâu bệnh, đặc biệt là sau dịch Covid-19, thị trường nước ngoài không nhận hàng, diện tích trồng trầu không bị thu hẹp nhanh chóng. Hiện chỉ còn vài chục gia đình duy trì trồng loại cây dây leo này.
Ông Nguyễn Duy Thọ - Chủ tịch Hội nông dân xã Nghi Ân cho biết, có thời điểm xã Nghi Ân có diện tích lên đến vào ha. Tuy nhiên, do trầu không khá kén, dễ sâu bệnh, đặc biệt là sau dịch Covid-19, thị trường nước ngoài không nhận hàng, diện tích trồng trầu không bị thu hẹp nhanh chóng. Hiện chỉ còn vài chục gia đình duy trì trồng loại cây dây leo này.
Theo bà Nguyễn Thị Hoa, vợ ông Thái, gia đình không thuê nhân công bởi vì nếu thuê người không biết hái sẽ làm hỏng cây trầu. Bởi vậy, đến thời điểm cao điểm bà huy động thêm chồng và con phụ giúp. 'Có thời điểm đã huy động hết người trong nhà nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy vậy nhưng gia đình tôi không dám thuê người khác hái. Mỗi tháng gia đình trung bình thu từ 20 - 30 triệu đồng, tháng cao điểm lên đến 40 triệu đồng. Sắp tới gia đình có ý định thuê ruộng để mở rộng thêm diện tích trồng trầu không', bà Hoa cho biết thêm.
Theo bà Nguyễn Thị Hoa, vợ ông Thái, gia đình không thuê nhân công bởi vì nếu thuê người không biết hái sẽ làm hỏng cây trầu. Bởi vậy, đến thời điểm cao điểm bà huy động thêm chồng và con phụ giúp. "Có thời điểm đã huy động hết người trong nhà nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy vậy nhưng gia đình tôi không dám thuê người khác hái. Mỗi tháng gia đình trung bình thu từ 20 - 30 triệu đồng, tháng cao điểm lên đến 40 triệu đồng. Sắp tới gia đình có ý định thuê ruộng để mở rộng thêm diện tích trồng trầu không", bà Hoa cho biết thêm.
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news