Tin mới

Phi công Mỹ kể lại lần thoát chết khi gặp máy bay Mig Việt Nam

Thứ tư, 18/02/2015, 16:04 (GMT+7)

Ngày 14/12/1967 trên bầu trời Bắc Việt Nam, các máy bay F-8 của Mỹ đã gặp phải các đối thủ Mig-17 của Việt Nam trong một trận không chiến mà người Mỹ coi là kinh điển.

Ngày 14/12/1967 trên bầu trời Bắc Việt Nam, các máy bay F-8 của Mỹ đã gặp phải các đối thủ Mig-17 của Việt Nam trong một trận không chiến mà người Mỹ coi là kinh điển.

 

Chiếc máy bay một động cơ Crusader là máy bay siêu thanh đầu tiên của Hải quân Mỹ. Nó được trang bị 4 khẩu pháo Colt Mk 12 và được gọi là chiếc máy bay mang súng cuối cùng. Với hỏa lực này cộng với tỉ lệ cao của lực nâng trên trọng lượng và khả năng cơ động tốt giúp nó trở thành một máy bay không chiến tốt.

Crusader đã cho thấy khả năng của nó trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo giải thích của Barrett Tilman và Henk van der Lugt trong cuốn sách VF-11/111 Sundowners, vào ngày 14/12/1967, Richard ‘Brown Bear’ Schaffert, một viên chức trong chương trình VF-11/111 hồi năm 1967 trên tàu sân bay Oriskany, đã tham gia vào một cuộc không chiến kinh điển của thời đại máy bay phản lực.

Một chiếc F-8 Cruisader của Mỹ.

Chiếc F-8 Cruisader cũng là một điểm đánh dấu thực sự trong tiến bộ của hàng không hải quân khi nó là một trong số ít máy bay chiến đấu trên tàu sân bay hoạt động tốt hơn so với các máy bay cất cánh từ đất liền.

Vào ngày 14/12/1967, Schaffert hộ tống một chiếc A-4 Skyhawk do Charles Nelson điều khiển để làm nhiệm vụ chống lại tên lửa Sam ở giữa khu vực Hà Nội và Hải Phòng. Đột ngột, Schaffert nhìn thấy hai chiếc Mig-17 (được NATO gọi là Fresco).

Schaffert đang ở độ cao 18.000 ft. Khi ông lấy lại độ cao 3000 ft, ông đã không thấy Nelson đâu mà còn phát hiện ra 2 máy bay Mig.

 

Khi không còn chiếc A-4E, Schaffert hiểu rằng ông phải dựa vào kinh nghiệm bay của mình để đối phó với 4 chiếc Mig. Chiếc F-8 của Schaffert đã bắt đầu không chiến với Mig-17. F-8 kém hơn Mig-17 ở khả năng di chuyển theo chiều thẳng đứng.

 

Các Mig-17 đã chia thành 2 nhóm, Schaffert cố gắng để tìm một vị trí lợi thế so với Mig để có cơ hội tấn công. Ông ta đã có cơ hội tốt để ngắm bắn một chiếc Mig nhưng đã bị một cặp Mig-17 khác bắn khiến Schaffert lại phải tiếp tục cơ động tránh né để tìm một vị trí công kích có lợi. Bây giờ máy bay của ông chỉ còn 2 tên lửa. Schaffert đã thực hiện các động tác đảo ngược và kéo cao để hạn chế ưu thế cơ động mặt phẳng ngang của Mig-17 và bắn tên lửa nhưng không trúng.

Trong khi đó hai chiếc Mig cũng bắn một vài tên lửa K-13 nhưng không trúng mục tiêu. Schaffert một lần nữa lại thấy mình có vị trí bắn tốt và nhấn nút phóng tên lửa “rắn đuôi chuông”. Nhưng quả tên lửa cũng không trúng mục tiêu. Quả tên lửa cuối cùng đã phóng ra mà không trúng, chiếc F-8 chỉ còn lại 4 khẩu pháo.

Sau 5 lần cơ động khác, Schaffert lại ở vị trí bắn tốt nhưng khi bóp cò, cả 4 khẩu pháo 20mm đều tắc. Vấn đề này là một khuyết điểm thường gặp của F-8 do hệ thống nạp đạn bằng khí nén dễ bị ngắt khi bay cao.

Hai chiếc Mig-21 đã tham gia vào trận không chiến và bắn thêm 2 tên lửa nhưng không trúng chiếc F-8 của Schaffert. Đối mặt với 6 chiếc Mig, Schaffert đã thực hiện một loạt động tác cơ động và tăng tốc chạy ra biển.

Theo phía Mỹ, trận không chiến của Schaffert đã cung cấp những bài học quan trọng cho chương trình Topgun – một chương trình do Không quân Mỹ tổ chức đào tạo để chống lại các máy bay Mig của Việt Nam trong thời chiến tranh.

Trần Vũ (Theo Business Insider)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news