Tiến bộ khoa học kỹ thuật quân sự đã giúp quân đội Ấn Độ phát triển một số loại vũ khí mới, hiện đại và vô cùng độc đáo. Điển hình trong đó là các vũ khí mới dựa trên công nghệ điện từ.
Mô hình bom điện từ EMP
Các chuyên gia và kỹ sư hàng đầu của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ đang tập trung làm việc để hoàn thiện dự án chế tạo bom xung điện từ EMP và súng điện từ KALI. Quân đội Ấn Độ hy vọng vào cuối thập niên nay sẽ trình diện hai loại vũ khí tối tân nay.
Các chuyên gia vũ khí phân tích rằng, khi bom EMP và súng KALI đưa vào thực tiễn thì hàng loạt các khái niệm về tác chiến trong chiến tranh hiện nay phải thay đổi. Bởi vì các loại vũ khí điện từ có nguyên tắc hoạt động và phạm vi ảnh hưởng đến các mục tiêu khác với các loại vũ khí thông thường hiện nay.
Các loại vũ khí điện từ không tiêu diệt các mục tiêu dựa vào khả năng nổ phá bằng thuốc nổ như các vũ khí truyền thống mà ở đây chúng sẽ phát ra các xung điện từ có năng lượng lớn nhằm làm tê liệt hoặc phá hủy các phương tiện chiến tranh của kẻ thù.
Mô hình tác chiến của súng KALI
Cụ thể như khi thử nghiệm thì một quả bom EMP của Ấn Độ có thể làm toàn bộ các hệ thống điện tử cũng như các hệ thống thông tin trong vòng bán kính vài trăm mét không thể hoạt động được (tất cả các thiết bị điện và điện tử như: máy vi tính, vô tuyến, xe cộ, điện thoại…).
Còn sung điện từ KALI có thể được trang bị trên rất nhiều phương tiện vũ khí khác nhau từ xe tăng, xe bọc thép hay có thể trang bị cho cả máy bay chiến đấu. Nguồn năng lượng mà súng KALI bắn ra có khả năng làm hỏng hóc các thiết bị chiến tranh của đối phương và đặc biệt súng KALI hoàn toàn có thể làm tê liệt hệ thống điều khiển tên lửa cũng như của máy bay kẻ thù.
Yên Hưng (Nguồn: Lenta)
Theo Người đưa tin