Quốc gia đầu tiên bước sang thềm năm mới 2020: Nước đầu tiên đón năm 2021 chính là Samoa. Khi đồng hồ trên đảo điểm 12h đêm ngày 31/12 (17h giờ Việt Nam cùng ngày) thì chính là thời khắc năm mới đã sang.
Sau đó, Tonga và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati cũng là một trong những quốc gia đón giao thừa sớm nhất trên thế giới. Trong dịp này, người dân Kiribati sẽ nhảy múa ăn mừng vào dịp năm mới thay vì Bắn pháo hoa rực rỡ như thế giới.
Từng là thành phố đón năm mới cuối cùng nhưng năm 2011, quan chức ở Samoa quyết định chuyển đổi từ phía Đông của đường phân ngày quốc tế sang phía Tây biến quốc gia này thành nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới. Việc chuyển đổi múi giờ này đã cùng ngày các nước gần lề như Australia và New Zealand. Điều này giúp quốc đảo này ngoại giao với các nước láng giềng hơn.
Đến 18h ngày 31/12 giờ Việt Nam, New Zealand và Australia sẽ nối tiếp chuỗi những nước đón mừng năm mới 2021.
Pháo hoa bắn trong đêm Giao thừa tại Sydney. Ảnh: Getty Images
Trong khi đó, quốc gia đón năm mới muộn nhất chính là thành phố Honolulu, Hawaii, Mỹ. Tại đây, khi đồng hồ điểm 12h đêm thì lúc này đã là 17h ngày 1/1/2021 (giờ Việt Nam).
Thành phố Honolulu thuộc tiểu bang Hawaii - tiểu bang thứ 50 có lịch sử trẻ nhất nước Mỹ được biết đến là "vịnh ẩn nấp". Tại thành phố đa sắc màu này, không khí đón năm mới ở đây cuồng nhiệt không kém những điệu múa Hawaii.
Thành phố Honolulu - một trong những nơi đón năm mới muộn nhất thế giới.
Theo mọi năm, các nước trên thế giới đang chuẩn bị để cho mừng năm mới. Tuy nhiên, năm 2020, cả thế giới bùng dịch Covid-19 nên một số nước đã có những thay đổi kế hoạch đón năm mới 2021.
Cụ thể, ngày 28/12, Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian tại cảng Sydney đã ra quy định hạn chế hoạt động trong lễ chào đón Năm mới 2021. Theo đó, thế giới sẽ và người dân địa phương sẽ không còn được chứng kiến màn bắn pháo hoa rực rỡ như mọi năm mà vào đêm Giao thừa 31/12 người dân sẽ được truyền hình trực tiếp hoặc phát trên Internet thay vì bắn truyền thống như mọi năm.
Có thể thấy, đây là lần đầu tiên Sydney vắng bóng khách khi tuyên bố không bắn pháo hoa. Các địa điểm ngắm pháo hoa đẹp nhất sẽ bị đóng cửa trong ngày 31/12 theo quy định của chính quyền bang này.
Khung cảnh vắng lặng tại Cảng Sydney hôm 31/12.
Tại Nhật Bản, không khí đón chào Năm mới cũng khá trầm lắng do tác động của đại dịch. Các đền thờ thu hút nhiều người lui tới nay cũng đã lên phương án hạn chế đám đông.
Dưới đây là những nước đón năm mới 2021 tính theo giờ GMT (giờ Việt Nam +7)
17h : Tây Samoa và một số đảo ở Thái Bình Dương
17h15: Quần đảo Chatham Islands/New Zealand
18h: Phần lớn New Zealand
19h: Một khu vực nhỏ của Nga
20h: Phần lớn Australia
20h30: Một khu vực nhỏ của Australia (Adelaide, Broken Hill, Ceduna)
21h: Queensland/Australia
21h30: Northern Territory/Australia
22h: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên
22h15: Tây Australia
23h00: Trung Quốc, Philippines, Singapore.
(Thứ sáu 1/1)
0h: Phần lớn Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia
0h30: Myanmar và quần đảo Cocos
1h: Bangladesh
1h15: Nepal
1h30: Ấn Độ và Sri Lanka
2h: Pakistan
2h30: Afghanistan
3h: Azerbaijan
3h30 Iran
4h: Matxcơva/Nga
5h: Hy Lạp
6h: Đức, Bỉ, Pháp, Italia
7h: Anh
8h: Cabo Verde
09h: Một số khu vực ở Brazil và Nam Georgia
10h: Argentina, một số khu vực ở Brazil
10h30: Newfoundland và Labrador/Canada
11h: Một số khu vực ở Canada
12h: Một số khu vực ở Mỹ (New York, Washington DC, Detroit, Havana)
13h: Một số khu vực ở Mỹ (Mexico City, Chicago)
14h: Một số khu vực ở Mỹ (Phoenix)
15h: Một số khu vực ở Mỹ (Los Angeles, San Francisco, Las Vegas)
16h: Alaska/Mỹ và một số khu vực ở Anchorage, Pháp
16h30: Quần đảo Marquesas
17h: Một phần nhỏ của Mỹ (Honolulu)
18h: Đảo Đông Samoa thuộc Mỹ
19h: Đảo Baker, Howland thuộc Mỹ.