Từ xa xưa, trong quan niệm của người Việt đã có câu "Lễ quanh năm không bằng rằm tháng Giêng". Đối với người Việt, rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ thiêng liêng dịp đầu năm mới.
[mecloud]icOd6SJu4t[/mecloud]
Nguồn gốc Rằm tháng Giêng
Tích xưa kể lại rằng ngày xưa trên thiên đình có một con thiên nga bay xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng vào 15/1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.
Rất may cho loài người, một số vị thần trên thiên đình không đồng ý nên đã liều mình xuống hiến kế cho loài người. Do đó, vào ngày này, nhà nhà treo đèn lồng và Bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ bị phóng hỏa, do đó loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
Một tích khác lại kể lại rằng vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ. Vào ngày 15/1 đã có ý định lao xuống giếng tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần đã nghĩ ra kế để giúp cô.
Ông đã tâu với Hán Vũ Đế rằng ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường ngày 15.
Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi người đều treo đèn lồng. Nhân cơ hội mọi người đang mải mê ngắm những chiếc đèn đó, cô gái đã về thăm cha mẹ mà không ai biết.
Một số học giả lại cho rằng, lễ hội này bắt đầu từ truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo và kỷ niệm ngày lễ hội đầu xuân của người dân.
Tết Nguyên tiêu của việt Nam
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm. Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Tết Thượng Nguyên.Vào ngày này, nhiều nhà chùa đã diễn ra nhiều lễ hội từ khắp mọi nơi.
Xét ở khía cạnh văn hóa, rằm tháng giêng còn được xem là lễ hội lớn trong tín ngưỡng của người Việt.Việt Nam là một nước thuần nông nên tháng giêng là tháng những người nông dân bắt đầu xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.
Ý nghĩa của Rằm tháng Giêng
Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa đoàn tụ, đoàn viên cùng gia đình, người thân trong dịp đầu năm.
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và truyền thống văn hóa này được tiếp nhận vào nước ta, trở nên sự hài hòa văn hóa giữa 2 bản sắc du nhập và bản địa.
Vì vậy, ngày rằm tháng giêng là 1 ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, theo truyền thống Phật giáo thì ngày rằm tháng giêng mang ý nghĩa rất lớn...
Hồng Hạnh (tổng hợp)