Tin mới

Rau răm: Tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa cực tốt

Thứ bảy, 01/07/2023, 11:00 (GMT+7)

Rau răm ngoài là loại rau gia vị còn là một vị thuốc có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa,... rất tốt.

Tên gọi của rau răm

Rau răm còn được gọi bằng những cái tên khác như cây thủy liễu, Daun Kesum, Daun Laksa,... Rau răm có vị hơi cay và nồng, mùi hắc, tính ấm, có tinh dầu. Đây là loại rau thơm phổ biến, được sử dụng trong nhiều món ăn của người Việt như cháo lươn, nộm gà, trứng vịt lộn, cháo trai, bánh cuốn,... góp phần đem lại hương vị đặc biệt cho món ăn.

Tác dụng của rau răm

Theo phân tích của khoa học hiện đại ngày nay, rau răm có chứa flavonoid - một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Do đó, nhiều người cũng hái thân và lá dùng làm thuốc với cách sử dụng đơn giản là dùng tươi.

Rau răm: Tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa cực tốt - Ảnh 1
 

Theo Y học cổ truyền, rau răm vị cay, tính ấm nên có tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu độc... Do đó, rau răm thường được sử dụng trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn.

Ngoài ra, rau răm còn có nhiều Công dụng khác:

- Chữa bệnh cảm cúm

- Chữa rắn cắn

- Giảm và chữa triệu chứng đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém

- Trị bệnh nước ăn chân

- Điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

- Cải thiện tình trạng kém ăn

- Hỗ trợ chữa các bệnh ngoài da

- Chữa say nắng

- Trị mụn nhọt

- Tăng cường sinh lý cho đàn ông

Một số bài thuốc từ rau răm

- Chữa trướng bụng, khó tiêu: Khi ăn tôm cá bị đau bụng đi ngoài, hãy hái rau răm tươi giã vắt nước cốt cho uống hoặc sắc nước cho uống, bã đem xoa bụng vào vùng rốn để tăng hiệu quả.

Rau răm: Tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa cực tốt - Ảnh 2
 

- Chữa say nắng: Rau răm 100g giã vắt nước cốt cho uống.

- Chữa cảm cúm: Rau răm 50g, 3 lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống.

- Chữa mụn nhọt mới phát: Giã nhỏ rau răm với muối, đắp vào mụn nhọt và băng lại có thể giúp tiêu độc, chống viêm cho các vết mụn nhọt, áp xe sưng nóng ở giai đoạn đầu;

- Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ cho thêm muối đắp chỗ chân bị nước ăn.

- Chữa đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.

- Chữa rôm sẩy: Rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.

- Chữa hắc lào: Cả cây giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rửa sạch.

- Dùng chiết xuất từ cây rau răm để trị gàu.

Một số tác dụng phụ của rau răm

Nữ giới: Ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt không đều. Do đó, không tính được ngày rụng trứng, xác suất thụ thai thấp. Ngoài ra, ăn rau răm nhiều còn làm giảm ham muốn tình dục. Với phụ nữ đang mang thai, ăn rau răm khi mang thai 3 tháng đầu hoặc các thời điểm khác có thể làm tăng nguy cơ sảy thai;

Nam giới: Ăn nhiều rau răm có thể làm giảm ham muốn tình dục và làm giảm chất lượng tinh trùng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news