Tin mới

Reuters đánh giá tỉ mỉ sức mạnh tàu ngầm và quân đội Việt Nam

Thứ hai, 08/09/2014, 16:20 (GMT+7)

Theo Reuters, Việt Nam sẽ sớm có khả năng ngăn chặn về hải quân đáng phải dè chừng trên biển Đông nhờ đội hình tàu ngầm lớp Kilo từ Nga mà theo các chuyên gia có thể khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ hai lần trước khi quyết định gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn trên biển.>>Tàu ngầm Yết Kiêu "made in Việt Nam" được xuất khẩu sang Malaysia>> Tàu ngầm Trung Quốc suýt lao xuống vực 3.000 mét dưới đáy biển

Theo Reuters, Việt Nam sẽ sớm có khả năng ngăn chặn về hải quân đáng phải dè chừng trên biển Đông nhờ đội hình tàu ngầm lớp Kilo từ Nga mà theo các chuyên gia có thể khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ hai lần trước khi quyết định gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn trên biển.

Chúng tôi xin trích dẫn lại bài phân tích trên hãng Reuters:

Việt Nam sở hữu hai tàu ngầm nghệ thuật-của quốc gia  và sẽ nhận được chiếc thứ ba vào tháng Mười Một tới đây trong hợp đồng trị giá 2,6 tỷ USD với Moscow vào năm 2009. Ba chiếc cuối cùng được dự kiến sẽ nhận được trong hai năm tới.  

Việt Nam còn có các căn cứ quân sự ở quần đảo Hoàng Sa, nơi các tàu ngầm có thể hoạt động đủ công suất.

Sức mạnh này được hãng tin ví có thể khiến Trung Quốc phải “đau đầu” khi tính đến bất cứ động thái quân sự nào nhắm vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam hay các khu vực giếng dầu tiềm ẩn tranh chấp, ngay cả khi Trung Quốc lực lượng hải quân lớn hơn, gồm hạm đội 70 tàu ngầm.

Trong khi giao thương hàng năm giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng lên đến 50 tỷ USD, Trung Quốc từ đầu năm lại đơn phương đặt giàn khoan giầu vi phạm lãnh thổ Việt Nam, dấy lên sự phẫn nộ từ trong nước và thế giới.

Collin Koh của Trường S. Rajaratnam của Học viện Nghiên cứu quốc tế của Singapore cho hay: Việt Nam có khả năng ngăn chặn về hàng hải, tức là “tạo nên khả năng kháng cự bằng tâm lý bằng cách khiến cho lực lượng hải quân đối thủ không biết được thực sự các tàu ngầm của bạn ở đâu.

Đó là chiến lược bất đối xứng cổ điển được thực hiện bởi bên yếu chống lại một đối thủ nặng ký mà tôi cho rằng Việt Nam nhận thức rất rõ điều này.”

Việt Nam không lãng phí nhiều thời gian khi trọng tâm của chương trình mở rộng sức mạnh hải quân chủ yếu của họ vẫn nằm trong vòng bí mật.

Từ cảng Cam Ranh được bảo mật – từng là nơi có rất nhiều căn cứ quân sự của Mỹ từ thời chiến tranh, hai chiếc tàu ngầm đầu tiên liên tục có những hoạt động huấn luyện, theo các chuyên gia nội bộ.

Lễ thượng cờ trên tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội

Thủy thủ việt Nam cũng đang được đào tạo trên chiếc tàu Kilo thứ 3 ở  ngoài khơi bờ biển St Peterburg của Nga nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho đợt giao hàng vào tháng Mười Một tới, theo hãng thông tấn Interfax của Nga cho biết vào tháng trước. Trong khi chiếc thứ 4 đang được thử nghiệm ngoài khơi bờ biển Nga, ở nhà máy đóng tàu Admiralty, và hai chiếc cuối cùng đang được xây dựng.

Trong khi các tùy viên quân sự trong khu vực và các chuyên gia đang cố gắng xác định bao lâu các thủy thủ được huấn luyện chuyên nghiệp trên chiếc tàu ngầm tiên tiến, một vài ý kiến cho rằng, sẽ không quá lâu cho đến khi Hà Nội bắt đầu đưa chúng ra ngoài khơi ở biển Đông.

Siemon Wezeman, nghiên cứu viên chuyển giao quân sự tại Học viện Nghiên cứu hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay: “Việt Nam đã thay đổi toàn bộ tình thế - họ đã sở hữu hai tàu ngầm, họ có các thủy thủ, những vũ khí và khả năng cũng như kinh nghiệm đang phát triển lên.

Những chiếc tàu ngầm Kilo của Việt Nam ngoài việc sở hữu những quả ngư lôi tầm ngắn còn có thể phóng những tên lửa chống tàu lướt biển trong khi vẫn đang chạy ngầm dưới nước có thể phóng tới 300km.

Ông Wezeman nói rắng, SIPRI cho rằng, Việt Nam đã nhận được ít nhất 10 trong số 50 tên lửa chống tàu Klub trong hợp đồng với Moscow, nhưng chưa có dấu hiệu của thương vụ mua bán biến thể tên lửa tấn công Klub trên mặt đất.

Zhang Baohui,, một chuyên gia an ninh của Trung Quốc tại Đại học Lingnan của Hongkong cho rằng, những nhà chiến lược quân sự của Bắc Kinh cũng quan ngại về những chiếc tàu ngầm này. “Trên mức độ lý thuyết, hiện tại Việt Nam đang ở vị trí có thể dùng chúng (tàu ngầm) để chiến đấu”, ông nói.

Các thủy thủ Việt Nam đang quan sát một mô hình tàu ngầm sẽ được giao cho Việt Nam vào năm 2013

Những vũ khí “phòng thủ”

Các quan chức quân sự cấp cao Việt Nam cho Reuters hay, họ hài lòng với quá trình đào tạo về tàu ngầm trên biển nhằm phát triển lực lượng hải quân.

Việt Nam chưa xác định những chiếc tàu ngầm đã được sử dụng toàn tính năng hay chưa nhưng nhấn mạnh tính năng “phòng thủ” của chúng.

“Các tàu ngầm không phải vũ khí duy nhất của chúng tôi, nhưng là một phần trong số những vũ khí chúng tôi đang phát triển tốt hơn để bảo vệ lãnh thổ. Về phương diện đó, tàu ngầm sẽ làm chức năng phòng thủ”, một quan chức quân đội ở Hà Nội cho hay.

Việt Nam – một sức mạnh quân đội có truyền thống – đã phát triển lực lượng hải quân trong những năm gần đây, đang mua những tàu khu trục và tàu hộ tống nhỏ, hầu hết từ Nga, được trang bị các vũ khí chống ngầm và chống hạm.

Hà Nội cũng đã tập trung vào các chương trình đóng tàu dựa trên thiết kế của Nga.

Các thủy thủ tàu ngầm của phương tây đang quan sát những phát triển mà họ nói rằng họ bị ấn tượng mặc dù Việt Nam phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn trong bối cảnh phức tạp.

So sánh với Philippines, nước này không có tàu ngầm hay tàu hải quân hiện đại nào hay tàu máy bay nổi bật nào.

Trong khi, thậm chí trước khi đặt hàng chiếc Kilo đầu tiên vào tháng Một, thủy thủ Việt Nam đã được gửi sang Nga đào tạo .

Hải quân Ấn Độ cũng đang đào tạo các thủy thủ Việt nam tại trung tâm tàu ngầm Satavahana INS ở bang Andhra Prades, một quan chức hải quân Ấn Độ cho báo Reuters hay. Ấn Độ đã vận hành tàu Kilo từ giữa những năm 1980.

Một thủy thủ tàu ngầm phương Tây nói: “Không chỉ là học về những hoạt động vận hành cơ bản, mà còn là về học thuyết và các chiến lược làm sao để khai thác tàu tốt nhất và đảm bảo bạn có thời gian dài hạn để phát triển tất cả điều đó.”

Tàu Việt Nam hiện đại hơn tàu KILO của Trung Quốc.


Tàu diesel-điện Kilo được xem là một trong số những tàu ngầm chạy êm nhất và được liên tục cải tạo từ những năm 1980.

Vasily Kashin, một chuyên gia chiến lược ở Moscow nói rằng, tàu ngầm Kilo của Việt Nam tiên tiến hơn 12 chiếc tàu tương tự của hải quân Trung quốc, những tàu từ hơn một thập kỷ trước.

Độ hấp thụ âm thanh bên trong tàu đã được nâng cấp, cùng với hệ thống tải và kiểm soát vũ khí, ông nói.

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy các con tàu Kilo sát nhau tại cầu cảng ở Vịnh Cam Ranh, cũng như những ụ tàu để sửa chữa. Một công trình y tế dành cho tàu ngầm cũng đã được hoàn thành gần đó, theo tin tức từ truyền thông Nga.

Các nhân viên của Nga cũng đang có mặt tại trung tâm huấn luyện do Nga xây dựng mới ở Cam Ranh, gồm những thiết bị mô phỏng, hệ thống vũ khí và định hướng.

Mỹ đã dựa vào các đặc tính của vịnh để xây dựng một căn cứ hậu cần và một sân bay quy mô từ những năm 1960 tại Cam Ranh.

Cùng với các tàu ngầm đặc biệt trên cảng, Việt Nam đang mở rộng nhà máy sửa chữa tàu nhằm ký một loạt các hợp đồng thương mại với hải quân nước ngoài.

Hải quân Mỹ đã gửi nhiều tàu hậu cần đến nhưng một thỏa thuận chính thức khác cũng được ký kết.

Các thủy thủ tàu ngầm phương Tây nói rằng vị trí của Cam Ranh hoàn hảo cho các tàu Kilo của Việt Nam.

Không chỉ là cảng lớn gần quần đảo Hoàng Sa nhất về phía nam, nó cũng nằm trong phạm vi của quần đảo Trường Sa.

Cam Ranh cũng gần nơi có mực nước sâu ngoài khơi bờ thềm lục địa của Việt Nam.

Wezeman của SIPRI nói: “Không một ai nên đánh giá thấp Việt Nam –họ có mối đe dọa rõ ràng - cũng là động cơ thúc đẩy họ.”

Chi MK (Nguồn: Reuters)

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news