Tin mới

Sau mưa, cây trong vườn rớt 'cục bầy nhầy' giống như sứa biển, chủ nhà hoang mang cầu cứu

Thứ sáu, 19/01/2024, 10:19 (GMT+7)

Chất nhầy kỳ lạ này khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, nguồn gốc của nó hóa ra không đáng sợ như chủ nhà tưởng tượng.

Nước Úc nổi tiếng với đời sống hoang dã thực sự kỳ lạ, với hơn một triều loài động thực vật khác nhau. Khoảng 93% hệ thực vật và động vật tại Úc không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, khiến Úc trở thành một trong những quốc gia độc đáo nhất hành tinh.

Tuần này, một người dân ở Sydney đã vô cùng bối rối khi thấy cái cây trong vườn nhà "thả sứa" xuống đất và phải lên mạng hỏi xem đó là gì.

Một người dân Sydney bối rối sau khi 'sứa' bắt đầu rơi khỏi cây của họ. Ảnh: Reddit
Một người dân Sydney bối rối sau khi 'sứa' bắt đầu rơi khỏi cây của họ. Ảnh: Reddit

Các bức ảnh được đăng lên cho thấy một cây hồng tước (hay còn gọi là cây lửa Illawarra, cây Chuông đỏ Úc)tiết ra một loại nhựa dẻo kỳ lạ, trông giống thạch một cách kỳ lạ. Trong khi nhiều người nói đùa rằng đó là "nước mũi của cây" hoặc "chuối tan chảy" thì hóa ra, câu trả lời lại rất đơn giản.

Chia sẻ với truyền thông, Giáo sư Brett Summerell, một nhà khoa học tại Vườn Bách thảo Hoàng gia ở Sydney nói rằng chất này xuất hiện sau thời tiết mưa và ẩm ướt. "Điều này xảy ra ở Cây lửa Illawarra và Kurrajongs (cả hai loài Brachychiton) vào những năm thời tiết ấm áp, ẩm ướt và có nhiều mưa”, ông giải thích.

Mặc dù trông có vẻ kỳ lạ nhưng chất giống như thạch này thực sự phục vụ một mục đích quan trọng. Ảnh: Reddit
Mặc dù trông có vẻ kỳ lạ nhưng chất giống như thạch này thực sự phục vụ một mục đích quan trọng. Ảnh: Reddit

"Tôi đã thấy điều đó khá nhiều trong vài mùa hè ẩm ướt vừa qua. Cây tạo ra chất gel từ vỏ hạt và từ các vết thương trên cành và thân cây. Đó là một cơ chế bảo vệ và là cách đảm bảo rằng cây không bị hư hại hoặc bị tấn công bởi sâu bệnh. Trong những năm khô hạn hơn, chúng sẽ chỉ sản xuất một lượng nhỏ để giảm thiểu thất thoát nước".

Điều thú vị là, hạt của những cây này trong lịch sử cũng đã được con người sử dụng, mang lại giá trị dinh dưỡng. Chúng có thể rang lên để ăn, hoặc xay ra để thay thế cho cà phê hay bột mì.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news