Thi thể một bệnh nhân Covid-19 được đưa vào nhà xác. Ảnh: Reuters
Bắc Mỹ và các nước châu Âu chiếm phần lớn các trường hợp tử vong và các ca nhiễm mới được báo cáo trong những ngày gần đây, tuy nhiên, số lượng đang gia tăng tại các căn cứ nhỏ hơn ở Mỹ Latin, châu Phi và Nga.
Toàn cầu có thêm 3,062 ca tử vong mới và 61.923 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 3,58 triệu. Theo WHO, số ca tử vong vì Covid-19 đã dễ đàng vượt qua 140.000 ca tử vong ước tính vì bệnh sởi năm 2018 và so sánh với 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng do cúm mùa hàng năm.
Trong khi quỹ đạo hiện tại của Covid-19 còn thua xa so với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 (lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người, khiết ít nhất 10% bệnh nhân tử vong), các chuyên gia lo ngại dữ liệu hiện có đang ảnh hưởng thực sự đến đại dịch. Mối lo ngại xuất hiện khi một số quốc gia bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa chặt chẽ.
"Chúng ta có thể dễ dàng gặp làn sóng thứ hai hoặc thứ ba bởi nhiều nơi chưa có miễn dịch", Peter Collignon, một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và nhà vi trùng học tại bệnh viện Canberra nói với Reuters. Ông lưu ý rằng thế giới vẫn thiếu khả năng miễn dịch cộng đồng, điều này đòi hỏi khoảng 60% dân số đã khỏi bệnh.
Ca tử vong đầu tiên liên quan đến Covid-19 được báo cáo vào ngày 10/1 tại Vũ Hán, Trung Quốc, sau khi ca nhiễm đầu tiên xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái. Tỷ lệ tử vong toàn cầu đã tăng 1-2% trong những ngày gần đây, giảm từ 14% vào ngày 21/3, theo dữ liệu của Reuters. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 khác nhau giữa các nước. Ông Collignon cho biết bất cứ quốc gia nào có tỷ lệ tử vong cao hơn 2% gần như chắc chắn có số ca nhiễm được báo cáo thấp. Các chuyên gia y tế lo ngại rằng những tỷ lệ này có thể trở nên tồi tệ hơn ở các khu vực và quốc gia có ít sự chuẩn bị để đối phó với khủng hoảng y tế.
"Nếu tỷ lệ tử vong của bạn cao hơn 2%, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều ca nhiễm". Bác sĩ này cũng lưu ý thêm rằng những quốc gia có nhiều dịch bệnh ít có khả năng tiến hành xét nghiệm trong cộng đồng và ghi nhận các ca tử vong bên ngoài bệnh viện.
Tại Mỹ, khoảng một nửa các thống đốc bang toàn quốc đã mở cửa lại nền kinh tế vào cuối tuần vừa rồi, những người còn lại tuyên bố việc này là quá sớm. Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson, người đã hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 hồi tháng trước, nói rằng nước ông đã qua đỉnh dịch nhưng còn quá sớm để nới lỏng các biện pháp phong tỏa.
Thậm chí tại các quốc gia được coi là ngăn chặn dịch bệnh thành công như Australia và New Zealand, họ vẫn ghi nhận tỷ lệ các ca nhiễm mới thấp trong các tuần. Thủ tướng Australia Scott Morrison đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn việc dùng ứng dụng theo dõi virus trên di động và tăng cường xét nghiệm.