Từ lâu, Mỹ đã tự coi mình là nước có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng ảnh hưởng ngày một tăng của Trung Quốc đang buộc các chiến lược gia Washington nghĩ lại về sự thống trị của mình và Hải quân Mỹ đang chi hàng triệu USD cho các tên lửa chống tàu.
Ảnh minh họa: Hải quân Mỹ |
Đài Sputnik của Nga viết lần cuối cùng một tàu hải quân Mỹ đánh chìm tàu khác là cách đây 27 năm. Khi ấy, tàu USS Simpson đã tấn công một tàu chiến Iran nhằm trả đũa việc một tàu khai mỏ Iran tấn công một tàu Mỹ cách đó 4 ngày. Kể từ sự kiện này mà Washington cho rằng minh sẽ duy trì thế ngự trị không cần tranh cãi ở khắp các vùng biển trên thế giới.
Nhưng sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trên trường quốc tế có lẽ đang đe dọa tới sự thống trị của Mỹ và Lầu Năm Góc đang vật lộn để điều chỉnh điều này.
Đầu tiên, Hải quân Mỹ dựa trên mô hình tương tự của tên lửa chống tàu từ năm 1977: Harpoon. Nhưng các quan chức quân đội Mỹ đã quan ngại rằng Hải quân Trung Quốc có thể phá hủy hoặc vượt mặt những tên lửa này.
Để giải quyết những mối quan ngại đó, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu một loạt các lựa chọn cho việc sửa đổi các vũ khí tấn công của mình.
Một lựa chọn đó là trang bị thêm cho tên lửa Tomahawk đã qua kiểm nghiệm. Là tên lửa đáng tin cậy, Tomahawk được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất. Lầu Năm Góc bắt đầu thử nghiệm những tên lửa Tomahawk đã được cải biến vào tháng 1/2014 và các quan chức tin rằng những biến thể trên biển đã được thử nghiệm thành công có thể được triển khai trong vài năm tới.
Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu để tạo ra phiên bản riêng của Tên lửa chống tàu tầm xa, ban đầu được thiết kế dành cho máy bay.
Những cải tiến này sẽ buộc kẻ thù của Mỹ "tỉnh giấc và thay vì chỉ lo lắng về tàu ân bay hay ngư lôi phóng từ tàu ngầm, giờ đây họ còn phải lo lắng về tất cả các tàu bề mặt cũng như khả năng tấn công của chúng", Phó Đô đốc Thomas Rowden, Chỉ huy Lực lượng tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ nói với tờ Aviation Week.
Mỹ cũng đang xem xét khả năng mở rộng phi đội Thái Bình Dương tới mạng lưới phi trường rộng lớn hơn, từ Palau tới Philippines. Theo cách này, nó có thể làm giảm tác động của một cuộc tấn công tên lửa nhắm tới bất cứ căn cứ không quân nào.
Ông David Ochmanek, cựu quan chức cấp cao Lầu Năm Góc nói với tờ Foreign Policy: "Không phải bất cứ nơi nào trong số này nằm ngoài phạm vi cuộc tấn công nhưng nếu bạn đưa số lượng máy bay nhỏ tới nhiều nơi, chia nhỏ số lượng máy bay ở chính căn cứ, bạn đã giới hạn khả năng của mình và làm gia tăng tổn thất của cuộc tấn công".
Các quan chức quân đội Mỹ cũng đang lo lắng về chiến lược lớn hơn của hải quân. Với hơn 300 tàu hải quân, Bắc Kinh đang nhanh chóng bắt kịp Mỹ và họ có thể đe dọa tới sự tiếp cận Thái Bình Dương của Mỹ. Lầu Năm Góc cũng lo lắng về tên lửa đạn đạo "sát tủ tàu sân bay" khét tiếng Dongfeng DF-21D.
Điều này thể hiện trong các vấn đề ở khu vực như Biển Đông, nơi Mỹ - Trung đang có căng thẳng bế tắc. Phản đối việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, Washington đã thực hiện các cuộc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh những đảo này.
Về phần mình, Trung Quốc vẫn duy trì luận điệu họ có quyền xây dựng tại khu vực này và khẳng định các đảo nhân tạo được sử dụng với mục đích nhân đạo là chủ yếu.
Nếu một cuộc xung đột nổ ra, Lầu Năm Góc không thể dễ dàng giành chiến thắng.
"Bạn sẽ thiệt hại về tàu thuyền, máy bay, con người. Quân đội của chúng tôi đã nhận ra điều này một cách miễn cưỡng", ông Ochmanek nói.
Bảo Linh (theo Sputnik)