Tên khoa học cây cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh được biết đến với nhiều tên gọi như: cải xanh, cải đắng, cải canh, cải cay… Nó có tên khoa học là Brassica juncea. Cải bẹ xanh có màu xanh, vị đắng nhẹ, cay mạnh. Loại cải này thường được dùng để luộc, nấu canh hoặc xào, dùng làm rau sống ăn kèm.
Thành phần cây cải bẹ xanh
Rau cải xanh, hay cải bẹ xanh là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống lành mạnh. Cải xanh là một nguồn cung cấp vitamin A, C và K dồi đào. Không chỉ thế, loại cải đắng này còn chứa nhiều hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Tác dụng cây cải bẹ xanh
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Nguồn vitamin K tuyệt vời
- Giúp mắt sáng khỏe
- Giúp chống lão hóa và đẹp da
Các bài thuốc chữa bệnh từ cải bẹ xanh
- Chống lão hóa da: Với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axít folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy, mỗi ngày dùng từ 200 – 300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ.
- Chữa bệnh gút: Các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút, dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axít uric, phòng trừ bệnh gút rất hiệu quả. Dùng cải bẹ xanh hay một số nơi gọi là cải đắng (có vị hơi đắng) nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng một lượng rau vừa đủ nấu với nước. Uống hàng ngày thay nước lọc. Tuy nhiên, không nên nấu quá đặc mà nên nấu loãng để dễ uống hơn. Nên uống trong thời gian ổn định.
- Chữa đau lưng và xương sống: Hạt cải 1 nắm, tán bột, hòa với rượu trắng, bôi lên nơi đau vài lần sẽ khỏi.
- Chữa đau hai bên sườn do cảm hàn: Hạt cải giã nhỏ mịn, cho nước quấy đặc sệt như hồ rồi bôi vào nơi đau.
- Chữa tiêu chảy: Lấy ít hạt cải tán mịn, thêm nước cho sền sệt rồi đắp lên rốn; bệnh nhân sẽ ngừng nôn và đi ngoài.
- Chữa trĩ nội, trĩ ngoại: Hạt cải tán nhỏ mịn, tẩm ít nước và mật ong, rịt vào nơi trĩ đau rồi băng lại bằng băng dính, khi khô lại thay miếng khác.
- Chữa đơn độc sưng tấy: Tán nhỏ hạt cải cay, trộn cùng dấm để làm cao dán.
- Chữa mụn nhọt: Uống nước cải cay nấu hoặc dùng nước ép uống vào mùa nóng để thanh nhiệt, hạn chế tình trạng nổi mụn.
- Chữa thương hàn âm chứng: Biểu hiện bệnh là “Nam bìu dái co lại, nữ núm vú rụt vào, chân tay bầm tím, co quắp, có thể nghiến răng hay ngất xỉu.
- Lấy hạt cải tán thành bột mịn, nhào với nước, đắp lên rốn, sau đó lấy vật nóng chườm lên trên, khi mồ hôi toát ra là khỏi. Chỉ dùng phương thuốc này trong trường hợp xa cơ sở y tế hoặc đang chờ đưa đi bệnh viện.
- Chữa trúng phong: Hạt cải 1 chén con, tán bột, sắc với 2 bát giấm cho đến khi còn lại nửa bát, lấy bôi dưới góc hàm, rất hiệu nghiệm.
- Chữa phạm phòng: Hạt cải 1 nắm tán nhỏ, hòa chút nước cho sền sệt, đắp vào rốn.
- Trị viêm thận: Nấu nước rau cải cay uống hàng ngày. Có thể áp dụng nấu nước cải cay và thêm trứng vào nấu chung. Đun tới khi chín nhừ, thêm muối. Ăn canh này 1 lần/ngày vào buổi trưa. Áp dụng trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
- Trị đau khớp: Giã nhuyễn hạt cải cay, trộn cùng bột mì. Đắp hỗn hợp lên vùng bị đau.
- Trị bệnh đau dạ dày buồn nôn: Tán bột hạt cải bẹ xanh, hâm nóng rượu. Uống 2 lần/ngày.
- Trị ho hen, suyễn, ho ở người già: Đem sắc hạt cải bẹ xanh, hạt tía tô, hạt củ cải lấy nước uống ngày 2 – 3 lần/ ngày.
- Trị chứng rụt lưỡi: Hạt cải tán thành bột mịn, hòa với giấm cho sền sệt, bôi dày quanh cổ họng, lưỡi sẽ trở lại bình thường.