Tên gọi cây hương nhu
Hương nhu hay còn gọi là é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái,... có tên khoa học là Ocimum gratissimum. Chúng thích đất khô thoáng, nhiều ánh sáng, thoát nước tốt và ở vị trí có ánh nắng đầy đủ. Thời gian thu hoạch tối ưu để chưng cất tinh dầu là khi 3 cành trên một cây, hoặc 75% số cành đang ra hoa. Ở miền Bắc Việt Nam có thể thu được 2 - 3 đợt cắt trong một năm, ở miền Nam có 4 - 5 đợt cắt/năm. Ở Việt Nam, Ocimum gratissimum vẫn cho năng suất từ 5 - 10 năm.
Đặc điểm cây hương nhu
Là cây thân thảo, cây trưởng thành có thể cao từ 1 đến 2m. Thân cây hình trụ vuông, gốc hóa thân gỗ, có màu nâu tím, phần thân trên non có lông nhỏ mọc phủ đầy, có khi có màu xanh nhạt. Lá cây mọc đối nhau, cuống dài chừng 1 đến 2cm. Phiến lá có răng cưa và có lông ở cả hai mặt lá. Hoa màu tím nhạt hoặc trắng hình sim, mọc thành cụm dài không đều nhau, hoa thường nở vào mùa hè khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm. Quả bẻ làm tư, được bao bọc bởi các đài hoa.
Tác dụng cây hương nhu
- Tốt cho mắt
- Cải thiện chức năng tim
- Hỗ trợ tiêu hóa
- Giảm lượng đường trong máu
- Thuốc chống côn trùng và muỗi
- Điều trị nhiễm nấm
- Điều trị tiêu chảy
- Đặc tính chống viêm
- Điều trị rối loạn hô hấp
- Thúc đẩy vệ sinh răng miệng
- Tính chất Antimutagenic
- Hoạt động chữa lành vết thương
- Thúc đẩy sự phát triển bình thường của tóc
- Sức khỏe sinh sản
- Nguồn chất thơm và dầu thơm
Một số bài thuốc từ cây hương nhu
- Trị chứng hôi miệng: Hương nhu tía 10g sắc với 200ml nước còn 100ml. Dùng nước sắc từ hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 15 ngày.
- Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt: Hương nhu tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả bồ kết khô (đã đốt qua), mỗi vị 10g, nấu với 3 lít nước, pha ấm gội đầu. Tuần gội 2 lần, giúp tóc nhanh dài và rất mượt.
- Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.
- Chữa phù thũng, nước tiểu đục: Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc với 600ml nước còn khoảng 200ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.
- Trẻ chậm mọc tóc: Hương nhu tía 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, ngày bôi 1-2 lần. Trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ tránh viêm nhiễm do da đầu bụi, bẩn.
- Chữa cám sốt, nhức dầu, dau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.
- Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi.
- Phòng, chữa cảm nấng, say nắng: Lá hương nhu 32g, hạt đậu ván -32g, củ sắn dây 24g, gừng sống 12g. Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần người lớn dùng 16g, trẻ em 8g; hãm với nước sôi, gạn uống.
- Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu sắc đặc, hòa với mỡ lợn bôi hàng ngày.