Tin mới

Tại sao đao phủ thời xưa khi nghe câu 'hạ đao cứu người' đều không dám manh động

Thứ sáu, 03/11/2023, 17:19 (GMT+7)

Tất cả đao phủ thời xưa khi vung đao lên mà nghe được câu "đao hạ lưu nhân" đều sẽ dừng lại. Tại sao vậy?

Những người yêu thích phim cổ trang chắc chắn sẽ thấy trong nhiều phim, người tốt bị oan phải chịu án chặt đầu. Vào những lúc ngàn cân treo sợi tóc, sẽ có người lương thiện ra tay cứu giúp, thậm chí có sứ giả chính thức của triều đình đến cứu mạng. Nhưng có một chi tiết nhỏ khiến người xem không hiểu, đó là các đao phủ phải ngừng tay khi nghe thấy bất kỳ âm thanh nào. Đây có phải là lỗi trong phim không? 

Trên thực tế, đao phủ ngày xưa khi nghe thấy 4 chữ "đao hạ lưu nhân" (hạ đao cứu người) đều sẽ ngưng tay. Tại sao? Nếu không ngưng thì sẽ xảy ra chuyện gì tiếp theo?

Đao phủ xưa dù là người thi hành án nhưng một khi nghe thấy câu 'đao hạ lưu nhân' thì nhất định không dám động thủ tiếp. Ảnh minh họa: Internet
Đao phủ xưa dù là người thi hành án nhưng một khi nghe thấy câu "đao hạ lưu nhân" thì nhất định không dám động thủ tiếp. Ảnh minh họa: Internet

Đao phủ nắm giữ sinh mạng của một người nhưng họ lại không có quyền lực thực sự lớn. Trong trường hợp bình thường, chỉ cần hô "đao hạ lưu nhân", chứng tỏ đã có sự thay đổi trong khâu xét xử và người thi hành hình phạt tự nhiên phải ngừng tay. Nếu không làm vậy thì họ đã cản trở nguyên tắc tư pháp bình thường của quốc gia, sẽ phải chịu trách nhiệm. Đôi khi, mệnh lệnh này do quan cấp cao ban ra, nếu đao phủ không nghe lời mà cương quyết thực hiện lệnh của quan ở pháp trường thì sẽ phải gánh trách nhiệm cực lớn.

Ngoài ra, còn có một lý do cực kỳ đặc biệt, đó là gia đình của người bị thi hành án tử thường đút tiền cho đao phủ. Người lấy tiền của bạn tự nhiên sẽ giúp đỡ bạn, khi nghe có lệnh ngừng thi hành án là họ sẽ dừng lại ngay. Nếu sau này bạn thực sự trắng án, đao phủ nhất định được báo đáp.

Là người thực thi lệnh tại pháp trường nhưng trên thực tế quyền lực của đao phủ không có. Ảnh minh họa: Internet
Là người thực thi lệnh tại pháp trường nhưng trên thực tế quyền lực của đao phủ không có. Ảnh minh họa: Internet

Quan trọng nhất, vào thời nhà Tống đã có một quy định là "tất cả tử tù khi đến giờ hành quyết đều bị thẩm vấn lại". Nếu ở phát trường mà người này vẫn kêu oan thì cuộc hành hình ngay lập tức bị dừng lại, tiếp tục điều tra. Điều này thể hiện tư tưởng pháp luật của thời nhà Tống. Khi đó, Nho giáo phát triển, lấy đức trị quốc, tử tù cũng phải tâm phục khẩu phục. Sự thay đổi lời khai là biểu hiện của không phục, phải thẩm vấn lại lần nữa cho đến khi không còn gì phản bác. Do đó, đao phủ khi nghe "đao hạ lưu nhân" đều ngưng tay, tất cả là vì quy định trong luật.

Hình ảnh đao phủ ngày xưa tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: Internet
Hình ảnh đao phủ ngày xưa tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, trước là tội cản trở quá trình xét xử, sau là áp lực tư tưởng xã hội, pháp luật, dù là đao phủ cũng không dám dễ dàng trảm một phạm nhân khi người khác hô "đao hạ lưu nhân". Vì thế, đừng nghĩ phim truyền hình có sự nhầm lẫn. Trong lịch sử, đao phủ thực sự không có nhiều quyền tự chủ.

Từ việc ngăn đao phủ thi hành án, chúng ta biết thêm rằng người xưa cũng có chế độ xem xét lại hình phạt. Trí tuệ của họ thực sự đáng khâm phục.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: đao phủ